Nghệ thuật xây dựng tình huống trong “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (Nguyễn Dữ)

nghe-thuat-xay-dung-tinh-huong-trong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-nguyen-du

Nghệ thuật xây dựng tình huống trong “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (Nguyễn Dữ)

I. Giới thiệu thiên truyện.

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân – Hà Nam ngày nay).

– Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi). Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất. Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp. Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian – gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan – nhưng nàng không thể trở về trần gian.

– Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

II. Nghệ thuật xây dựng tình huống.

1. Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng.

– Vũ Nương con nhà nghèo khó, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú. Khác biệt về gia thế là tiền đề tạo nên những mối họa tiềm ẩn.

– Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.

2. Tình huống 2: Chiến tranh gây nên sự xa cách.

– Hạnh phúc chưa được bao lâu, Trương Sinh phải ra trận.

– Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo.

– Hai tình huống đầu cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.

3. Tình huống 3: Vũ Nương bị chồng nghi oan.

– Trương Sinh tính đa nghi, hồ đồ, ghen tuông mù quáng.

– Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản). Lời nói ngây thơ của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…” làm bùng cháy những hồ nghi của Trương Sinh.

– Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng.

– Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).

– Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.

– Về nhà, Trương Sinh la um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi. Hậu quả là Vũ Nương tự vẫn.

– Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.

– Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.

– Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.

– Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng.

– Lời than thống thiết của Vũ nương trên bến sông thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.

4. Tình huống 4: Vũ Nương khi ở dưới thuỷ cung.

– Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa.

– Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người.

– Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực.

– Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường.

– Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu.

– Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo.

– Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.

– Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan – còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được.

III. Nhận xét:

1. Nghệ thuật biểu hiện:

­- Kết cấu độc đáo, sáng tạo. Khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.

– Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét thông qua những lời đối thoại và tự bạch

– Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.

– Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.

– Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.

* Ý Nghĩa nội dung:

–   Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng mà ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.