truyen-ngu-ngon-cho-soi-va-cuu-non-cua-la-phong-ten-hi-po-lit-ten

Tìm hiểu văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” (Hi-pô-lít Ten)

Tìm hiểu văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”
(Hi-pô-lít Ten)

I – Đọc hiểu chú thích.

1. Tác giả:

Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.

2. Xuất xứ:

Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.

3. Thể loại: Nghị luận văn học

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông: cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nguy hiểm.

+ Dưới ngòi bút của La Phông-ten: ngoài tính cách trên, nhà thơ còn nhìn thấy ở cừu nét thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động.

2. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten:

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông: chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại của nó. Nó là con vật đáng ghét, lúc sống có hại, chết rồi thì vô dụng.

+ Dưới ngòi bút của La Phông-ten: chó sói cũng là một bạo chúa khát máu, độc ác song nó cũng khổ sở, thường bị mắc mưu – do vụng về, chẳng có tài trí gì

3. Sự khác nhau giữa Buy-phông và La Phông-ten khi viết về cừu và chó sói:

+ Ở Buy-phông, đó là cách nhìn chính xác của nhà khoa học; viết về loài chó sói và cừu nói chung, dựa trên những đặc tính cơ bản của chúng.

+ Với La Phông-ten, lại là cách nhìn của nhà văn: viết về con cừu và chó sói cụ thể (ở mồi bài thơ), căn cứ những đặc điểm vốn có của cừu và chó sói, nhà văn còn nhân cách hóa cho chúng (suy nghĩ, nói năng và hành động như con người).

* Ghi nhớ:

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

III – Luyện tập

Phân tích phép lập luận so sánh, đối chiếu của Hi-pô-lít Ten trong văn bản.

IV. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

– Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông- ten, dưới ngòi bút của Buy-phông).

– Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông và La Phông-ten, từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những yếu tố tưởng tượng in đậm dấu ấn tác giả.

2. Ý nghĩa văn bản:

Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang