»» Nội dung bài viết:
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt (học qua loa, đối phó) của nhiều học sinh hiện nay
I/ Mở bài:
– Sidney Jourard đã từng khẳng định: “Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình”. Câu nói đã nhắc nhở bản thân mỗi người hãy coi việc học là điều tất yếu. Thế nhưng tại sao hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lại không nhìn nhận được giá trị đích thực của việc học rồi đi theo lối mòn “học tủ, học vẹt”.
II/ Thân bài:
1. Giải thích: Học tủ, học vẹt là gì?
– “Học tủ” là chọn một kiến thức trong số lượng lớn kiến thức cần học và nghĩ rằng kiến thức này sẽ có trong bài thi. Mục đích của học tủ nhằm đối phó với đề thi.
– “Học vẹt” là cách học thuộc lòng và nhẩm về các khái niệm, định nghĩa, kiến thức mà không hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Học vẹt phản ánh sự lười biếng, thiếu ý thức, trách nhiệm của học sinh trong học tập.
→ Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với mỗi học sinh.
2. Bàn luận:
a. Thực trạng (biểu hiện):
– Học vẹt dùng để chỉ việc học nhưng không hiểu bản chất của vấn đề đang học, người học nhắc lại những khiến thức SGK như con vẹt hay cái máy mà thôi. Giống như người xưa từng nói “thực bất kì vi” – ăn nhưng không biết vị cũng để chỉ cách học này.
– Học tủ thường gặp trong các kì thi học sinh chỉ chăm chăm học phần kiến thức mà được cho là “tủ” – chắc chắn đề thi sẽ cho vào, bỏ rơi các phần kiến thức khác, nhưng tất cả các thông tin về “tủ” chỉ do “truyền mồm” người nọ nói với người kia chứ không có thật.
– Việc học vẹt, học tủ không phải là trường hợp hiếm hoi hay đơn lẻ mà trở thành một thực trạng phổ biến đáng buồn trong các bạn học sinh.
– Nhất là vào các dịp thi như học kì, tốt nghiệp và ngay cả kì thi đại học quan trọng cũng diến ra việc học vẹt học tủ. Thời gian không dành cho việc “sôi kinh nấu sử” mà đoán già đoán non đề vào phần gì.
– Nếu được hỏi 10 bạn sẽ không dưới 5 bạn học sinh sẽ trả lời rằng mình có học vẹt, học tủ.
b. Nguyên nhân:
* Chủ quan:
– Do thói lười biếng học tập.
– Trong lớp mải nói chuyện, làm việc riêng, không chú ý vào bài giảng nên không hiểu lâu dần thành mất gốc, học vẹt chỉ là học phần ngọn không hiểu chắc chắn về kiến thức cơ bản.
* Khách quan:
– Một thực tế không thể phủ nhận là nguyên nhân còn có từ chính những người lớn, từ chương trình học còn nặng về lí thuyết yếu thực hành của nước ta.
c. Tác động, ảnh hưởng:
– Việc học như trên để lại hậu quả nghiêm trọng. Học vẹt nên kiến thức không chắc nếu bài học thuộc lòng thì có thể thi qua nhưng nếu cần vận dụng thì đành cắn bút hay gian lận, quay cóp.
– Học tủ gây nên nhiều việc dở khóc dở cười, bị tủ đè không biết trách ai, đến lúc thi xong hối hận thì việc cũng đã rồi. Đôi khi kì thi ấy vô cùng quan trọng trong đời mỗi người.
– Từ việc trên ấy tới những tiêu cực dau lòng trong gioá dục Việt Nam nhiều năm qua như bài toán chưa tìm ra lời giải.
d. Giải pháp:
– Chấm dứt học lệch, học tủ.
– Xây dựng lối học tập lành mạnh, tích cực.
e. Bài học:
– Học tủ, học vẹt, học đối phó là lối học nguy hại, cần phải loại bỏ ngay lập tức.
– Xây dựng ý thức học tập tích cực, tiến bộ, sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, hướng đến tương lai.
III/ Kết bài:
– Khẳng định lại quan điểm của cá nhân về học lệch, học tủ.
– Gửi gắm thông điệp: Học tập vốn là một con đường gian nan đầy chông gai thử thách đòi hỏi sự quyết tâm. Trên con đường chiếm lĩnh tri thức, ai cũng cần bỏ ra mồ hôi, nước mắt để đạt được những thành quả nhất định. Và nếu muốn hưởng trái ngọt đó ta cần phải tránh xa cách “học tủ, học vẹt”. Tương lai ta nằm trong tay ta, một cách học đúng đắn sẽ là kim chỉ nam hiệu quả dẫn ta đến con đường thành công.
Xem thêm: