Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

neu-con-tre-ma-khong-lo-hoc-thi-lon-len-chang-the-lam-duoc-viec-gi-co-ich

“Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

  • Mở bài:

Học tập là một nhu cầu thiết yếu đối với con người. Học tập giúp con người hiểu biết nhiều điều, làm được nhiều việc có ích cho đời. Học tập là con đường vô cùng gian khó. Muốn học tập thành công đòi hỏi ở người học rất nhiều công sức và thời gian. Vì thế học tập là việc cần phải được thực hiện khi còn trẻ và duy trì xuyên suốt cuộc đời như người xưa từng dạy: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

  • Thân bài:

Đối với lứa tuổi học sinh, học tập là tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Đồng thời phải biết mở rộng việc học trong đời sống hàng ngày bằng năng lực quan sát và nghiên cứu. Vừa học tập theo chương trình giáo dục của quốc gia vừa tự học để mở nhận thức, nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống. Do đó muốn học phải hỏi, muốn giỏi phải thực hành. Đó là con đường chiếm lĩnh tri thức chắc chắn, hiệu quả và bền vững nhất.

Kiến thức của nhân loại mênh mông như biển ca còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước. Trong khi phát minh của nhân loại không ngừng ra đời làm sao chúng ta học hết được. Vì thế việc học tập phải là suốt đời mới giúp cho con người không bị lạc hậu, không bị rớt lại phía sau đà phát triển của xã hội nhân loại

Có người nói rằng nỗi vất vả trong việc học chỉ là tạm thời, rồi nó cũng sẽ qua đi còn nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi. Nghĩa là công việc học tập sẽ mang lại cho chúng ta thành công, niềm vui và hạnh phúc. Bởi thế, không nên vì một khó khăn, trở ngại nào đó mà rời bỏ nhiệm vụ học tập trong cuộc sống này.

Nhỏ không học lớn lên làm việc gì cũng thấy khó, bản thân sẽ sống trong nghèo khổ, khổ đau. Thực tế những ai không chăm lo học tập từ nhỏ, lớn lên thường trở thành người kém cỏi, chẳng làm nên việc gì lớn lao. Còn những người có tinh thần học hỏi đều dễ thành công trong cuộc sống Trần Minh “khố chuối” rất nghèo nhưng có ý chí quyết tâm học tập mà sau đổ trạng nguyên. Châu Trí quét lá đa, đốt láy ánh sáng để học sau đỗ đầu kì thi Hương. Nguyễn Hiền chăn trâu học ké con nhà phú ông đổ trạng nguyên. Tiến sĩ sĩ nông học Lương Định Của đã lao động cần cù lai tạo giống lúa mới. Ông bà Mari curie đã chiết lọc 8 tấn quặng để khám phá ra các nguyên tố. Lu-I-Pasteur nhà bác học pháp thế kỉ XIX bỏ cả đời mình nguyên cứu vi sinh vật để tìm ra vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho con người.

Hiện nay có rất nhiều tấm gương học tập của các học sinh, sinh viên nghèo. Và còn biết bao con người khác đang từng ngày, từng giờ vượt qua khó khăn, trở ngại của hoàn cảnh để học tập, tiếp nhận ánh sáng của tri thức. Họ biết vươn lên từ sự bất hạnh, nghèo khó để có tiền học tập. Không ít người đã thành tài làm được nhiều việc có ích cho đời.

Mọi thứ đều sẽ nhàm chán, trừ học hỏi. Việc cố gắng học hỏi đem lại cho ta nhiều phương tiện, phương cách hay sự lựa chọn thay vì cam chịu số phận “không biết gì”. Ngay trong thời đại công nghệ như ngày nay, không học tập không thể hòa nhập được với cuộc sống của mọi người.

Học tập đem đến cho con người biết bao hạnh phúc. Đến người bị liệt cả hai tay như thày giáo Nguyễn Ngọc Ký  tập viết bằng chân để học tập . Bởi thầy biết chắc rằng chỉ có học tập mới có thể giúp thầy vượt len trên số phận và sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Còn biết bao nhiêu người khuyết tật khác đang ngày đêm học tập thì một người còn lành lặn, khỏe mạnh mà lười biếng, chán nản, thất vọng là điều đáng xấu hổ. Vì thế bạn cần nghĩ đến việc học tập tốt ngay từ bây giờ để sau này có cơ hội giúp cho con người và xã hội nhiều hơn.

  • Kết bài:

Rõ ràng, câu nói “lúc còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích” là một lời nhắc nhở hoàn toàn đúng đắn. Bởi thế, hãy học ngay từ hôm nay để ngày mai ta được sống là chính mình trong thành công và hạnh phúc.


Tham khảo:

Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

  • Mở bài:

Điều ta biết như một giọt nước; điều ta không biết thì mênh mông như cả đại dương. Những gì chúng ta biết trong ngày hôm nay, ngày hôm sau sẽ lỗi thời. Nếu ngừng học tập thì chúng ta sẽ ngừng phát triển. Học tập đơn giản là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. Kiến thức ấy cần được tích lũy qua thời gian lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai mà có được. Bởi thế, có người cho rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

  • Thân bài:

Học tập là hoạt động tìm hiểu, khám phá, tích lũy các kiến thức để mở mang đầu óc, nâng tầm hiểu biết và giúp con người trưởng thành, hòa nhịp cùng với sự phát triển của xã hội.

Khi còn trẻ là thời điểm bạn còn trẻ tuổi, còn khả năng học tập mãnh liệt. Lớn lên là khi bạn trưởng thành, chính chắn, chính thức thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội, đất nước. Việc có ích là những việc làm hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Phải học tập khi còn trẻ vì đây là độ tuổi mà khả năng tiếp thu đạt hiệu quả cao nhất, là lúc con người có thời gian để hoàn thiện và phát triển mình cả về thể chất lẫn trí tuệ… Nếu không học tập từ trẻ thì lớn lên sẽ không làm được việc gì có ích vì ta không có những hiểu biết chung nhất về công việc, xã hội nên không biết làm thế nào để đạt hiệu quả cao.

Từ xưa, con người đã đề cao việc học tập. Người không học như ngọc không mài, cho trẻ đến trường học từ khi còn nhỏ, đề cao vai trò của người thầy và việc học… Bất cứ ai cũng hiểu rằng “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Bởi thế, chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện bản thân là việc làm đầu tiên trên con đường xây dựng cuộc sống thành công và hạnh phúc của mình.

Học tập là một quá trình đầy gian nan, cần có nhiều thời gian và sự kiên trì bền bỉ. Ở giai đoạn tuổi trẻ, chúng ta có đủ thời gian và năng lực để làm điều đó. Khi lớn lên, con người cần phải lao động để tạo dựng cuộc sống nên sẽ có ít thời gian hơn để học tập. Nếu không có tri thức và kỹ năng, con người chỉ có thể làm những việc tầm thường, chẳng thể làm được những việc lớn lao.

Một học sinh chăm chỉ học tập, say mê tìm hiểu kiến thức, liên tục rèn luyện kỹ năng của mình thì lớn lên không những có đủ năng lực làm việc đạt hiệu quả cao, thành đạt trong công việc, sống cuộc đời sung túc và hạnh phúc, được mọi người tin tưởng. Ngược lại, một học sinh lười biếng, không chăm lo học tập không những khó làm được việc gì tốt, cuộc sống bấp bênh mà còn dễ bị sa ngã bởi cám dỗ, làm điều trái với đạo lí và pháp luật, gây hại cho bản thân và người khác.

Có rất nhiều con đường đi đến thành công nhưng con đường học tập vẫn là con đường vẻ vang nhất. ĐỪng xấu hổ khi không biết, hãy xấu hổ khi không học. Học tập có chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái lại ngọt ngào. Hãy luôn nhớ rằng những khổ đau trong học tập chỉ là tạm thời còn những khổ đâu vì không học tập là mãi mãi. Hãy kiên trì học tập khi bạn còn trẻ để có thể làm được những việc hữu ích khi bạn trưởng thành. Cuộc so

  • Kết bài:

Học tập là con đướng tốt nhất và ngắn nhất để thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Tuổi trẻ không chăm lo học tập là tự từ chối cơ hội để thành công. Có thể có những may mắn nhưng điều đó thực sự là không nhiều. Bởi thế, mỗi người cần phải có ý thức học tập và rèn luyện ngay khi có thể và duy trì tâm thế học tập suốt cuộc đời mình.

“Hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có được giấc mơ của mình khi mọi người chỉ ao ước”. (William Arthur Ward).

Nghị luận: Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.