tinh-trang-song-thua-cua-con-nguoi-trong-xa-hoi

Từ truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.

Từ truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.


  • Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: tình trạng sống thừa của con người trong xã hội ngày nay.

  • Thân bài:

1. Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong “Đời thừa” (Nam Cao).

– Bi kịch ở đây hiểu theo nghĩa những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm con người, nó căng thẳng, không có cách nào giải quyết.

– Bi kịch của Hộ được xây dựng trên mâu thuẫn: giữa một bên là khát vọng được sống có ích, có ý nghĩa, muốn xác định sự tồn tại cá nhân bằng một sự nghiệp lao động sáng tạo có ích cho xã hội với một bên là sự ngăn cản của xã hội. Nêu khái quát hai bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong tác phẩm (bi kịch vỡ mộng văn chương và bi kịch tình thương).

2. Tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.

– Thế nào là sống thừa ? Sống thừa: sống vô ích, vô nghĩa, không có tác dụng, có cũng như khôn.

– Thực trạng:

+ Trong xã hội, có một bộ phận những người (bình thường cả về trí tuệ vã thể chất) đang sống thừa, sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích, sống không có ước mơ, lý tưởng.

+ Đó là những kẻ dù còn khoẻ mạnh, dư thừa sức lao động nhưng lười biếng ngồi mát ăn bát vàng, là những kẻ đủ sức tự lập nhưng vẫn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khá.

+ Đó là những kẻ sa đà vào lối sống buông thả, mắc vào các tệ nạn xã hội (hút trích ma tuý, buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp…).

– Hậu quả:

Đó là những kẻ không chỉ sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình, bạn bè và xã hội; là nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.

– Nguyên nhân:

+ Chủ quan: Bản thân chưa có mục đích sống cao đẹp, sống không có lý tưởng, không có ước mơ, bị cám dỗ bởi những dục vọng tầm thường; thiếu bản lĩnh, ý chí và nghị lực.

+ Khách quan: Gia đình, xã hội thiếu sự quan tâm, giáo dục sát sao, không định hướng đúng đắn cho họ…

– Biện pháp khắc phục:

+ Bản thân: cần xác định mục đích, lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp. Phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; cần có lập trường, bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống.

+ Gia đình: quan tâm sát sao, uốn nắn những lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của con cái.

+ Nhà trường, xã hội: giáo dục lí tưởng sống, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, giúp những kẻ sống thừa trở thành những người sống có ích, có ý nghĩa…

  • Kết bài:

– Sự sống là quý giá nhất đối với mỗi con người. Song, mỗi người cần phải làm cho cuộc sống ấy có ý nghĩa, có ích không chỉ đối với bản thân mà còn đối với gia đình, nhà trường và xã hội. “Khi con người ta chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những người còn lại” (I.Ra -đép)

– Liên hệ bản thân.

Nghị luận: Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang