Nghị luận: Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em. Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể. Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về dòng sông và những bài học cuộc đời rút ra từ đó?

nghi-luan-co-bao-gio-song-chay-thang-dau-em-song-luon-khuc-luon-dong-ma-toi-be-hai-cau-tho-tren-goi-cho-em-suy-nghi-gi-ve-dong-song-va-nhung-bai-hoc-cuoc-doi-rut-ra-tu-do

Nhà thơ Vũ Quần Phương từng viết:

“Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể”.

Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về dòng sông và những bài học cuộc đời rút ra từ đó?


  • Mở bài:

– Giới thiệu ý thơ của Vũ Quần Phương.

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: từ hình ảnh dòng sông, ý thơ gợi ra vấn đề lối sống của con người.

  • Thân bài:

1. Ý nghĩa hai câu thơ của Vũ Quần Phương.

– Hai câu thơ là những suy nghiệm của chủ thể trữ tình về hình ảnh dòng sông tự nhiên trong hành trình đến biển. Do đặc điểm địa hình khác nhau ở từng nơi mà dòng sông chảy qua; nên để đến biển thì dòng sông nào cũng phải lượn khúc, lượn dòng. Đó là lí do sông không bao giờ chảy thẳng.

Phép nhân hóa sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể gợi liên tưởng dòng sông như một con người, dù phải đối mặt với nhiều ngáng trở trên hành trình nhưng vẫn kiên trì mục tiêu, vượt mọi khó khăn để tới đích.

→ Hai câu thơ xuất phát từ hình ảnh dòng sông tự nhiên mà gợi liên tưởng đến lối sống chủ động, tích cực, linh hoạt, không bao giờ bỏ cuộc của con người trong xã hội.

2. Bàn luận về bài học nhân sinh rút ra từ ý thơ của Vũ Quần Phương.

– Ý thơ của nhà thơ Vũ Quần Phương gợi ra một bài học nhân sinh sâu sắc: để có được thành công trong cuộc sống, con người cần linh hoạt, chủ động, kiên trì mục tiêu của mình.

+ Nếu sông chảy thẳng, không chịu uốn khúc, rẽ dòng thì khi gặp phải núi cao, vực sâu… dòng chảy sẽ bị chặn lại, không bao giờ sông có thể tới biển. Việc lượn khúc, lượn dòng, tìm lối đi mới dẫu có quanh co, vòng vèo sẽ giúp cho dòng sông có thể vượt qua trở ngại, tiếp tục hành trình tìm đến biển.

+ Cuộc sống của con người cũng vậy: Khát vọng càng lớn thì khó khăn càng nhiều. Để đến đích, mỗi cá nhân không chỉ cần nỗ lực hết mình mà còn cần sự linh hoạt, tỉnh táo, có cách ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Trước những khó khăn, con người cần biết lượng sức mình, tránh đối đầu một cách liều lĩnh theo kiểu lấy trứng chọi đá để rồi chuốc lấy thất bại. Mục đích cuối cùng trong công việc và cuộc sống là đạt được mục tiêu. Nếu không đạt được mục tiêu, mọi sự cố gắng đều trở nên vô nghĩa.

3. Mở rộng, nâng cao vấn đề.

+ Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người có cách ứng xử hoặc cứng nhắc, bảo thủ hoặc ngang ngược, liều lĩnh hoặc dễ nản lòng, thiếu kiên định mục tiêu. Rất nhanh chóng, họ sẽ bị tổn thương, bị đánh bại, không thể đi đến đích.

+ Tìm kiếm một lối đi riêng nhưng cũng cần phân biệt cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo và sự hèn nhát, thiếu quyết đoán, né tránh khó khăn ở một số người. Thay đổi cách làm, hướng đi nhưng phải luôn kiên định với mục tiêu, tránh được những tổn thất quá lớn, bảo vệ được lợi ích, thành quả cần có.

  • Kết bài

– Khẳng định: linh hoạt, chủ động trong mọi hoàn cảnh là lối sống tích cực.

– Liên hệ bản thân: luôn linh hoạt, không bao giờ bỏ cuộc, tìm kiếm lối đi mới, kiên định với mục tiêu,…

Bài văn tham khảo:

  • Mở bài:

Trong bài thơ “Tình yêu – dòng sông”, tác giả Vũ Quần Phương đã viết: “Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em / Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể”. Thật vậy, đây là những câu thơ vô cùng sâu sắc nói về sự tương đồng của một hình ảnh thiên nhiên với tình yêu trong cuộc sống của con người.

  • Thân bài:

Điểm tương đồng của dòng sông và tình yêu là đều phải trải qua hành trình gian nan để đến được với bến bờ hạnh phúc. “Có bao giờ dòng sông chảy thẳng đâu em” chính là tương tự như hành trình dài và gặp rất nhiều gian nan, uốn khúc của dòng sông để gặp được biển thì con người trong tình yêu cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định để đến được với đích đến tình yêu. Con người sẽ phải có bản lĩnh vượt qua những gian nan khó khăn để đến được với tình yêu đích thực của cuộc đời.

Trong tình yêu, những khó khăn chông mà con người phải trải qua giống như dòng sông chảy qua những chướng ngại vật để đến với biển lớn để mà từ đó con người càng biết trân trọng tình yêu hơn trên hành trình đi tìm kiếm tình yêu của mình. Bên cạnh đó, hai câu thơ cũng là thông điệp về niềm tin trong tình yêu sẽ đem đến sức mạnh cho những người yêu nhau đến được với nhau. Vì những người yêu nhau đặt niềm tin tuyệt đối vào đối phương, vào bến bờ của hạnh phúc và tin vào chính mình sẽ được hưởng hạnh phúc đó mà làm nên sức mạnh tình yêu vượt qua mọi gian nan.

Sức mạnh tình yêu chính là hình ảnh đẹp, tiếp thêm động lực trong cuộc sống cho những người yêu nhau. Vì vậy, con người cần biết trân trọng tình yêu trong cuộc sống.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.