chu-nguoi-tu-tu-cua-nguyen-tuan-su-chien-thang-cua-anh-sang-doi-voi-bong-toi

Chứng minh Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa

Chứng minh Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa”

  • Mở bài:

Chi tiết nghệ thuật chính là yếu tố đầy sức mạnh làm nên sự thuyết phục và hấp dẫn của tác phẩm văn học. Macxim Gorki đã nói: “Chỉ tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Điều đó thật đúng với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Trong mỗi chi tiết mà ông sáng tạo nên đều dồn tụ biết bao ý nghĩa. Để làm nổi bật sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa, nhà văn đã xây dựng một loạt những chi tiết về một Huấn Cao.

  • Thân bài:

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho có tài viết chữ nhanh và đẹp và tài “bẻ khóa và vượt ngục”. Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại, những người rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Huấn Cao vì cảm mến thái độ “biệt nhỡn nhân tài” và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào đêm trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện “trước nay chưa từng có”. Đó là cảnh Huấn Cao, một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại “run rẩy”, “khúm núm”.

Qua ngòi bút miêu tả của nhà văn, có thể thấy rõ, Huấn Cao là con người luôn hiên ngang, bất khuất, ngẩn cao đầu trước quyền lực của nhà tù: hành động rỗ gông, thản nhiên nhận rượu thịt, câu nói khinh miệt đến điều với quản ngục, bình thản trước tin báo mình sắp sửa bị hành hình… Đặc biệt, khi miêu tả tư thế Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, Nguyễn Tuân rất tài tình khi ông dùng từ “vướng xiềng” thay từ “bị xiềng”. Cách viết ấy đã gợi lên hình ảnh người tù hiên ngang, khẳng khái, bị trói buộc, giam cầm về thân thể nhưng luôn tự do về tinh thần. Gông xiềng chỉ là một cái gì vướng víu dưới chân. Còn tâm hồn người tù đang say sưa với mùi thơm của mực, ngây ngất trước màu trắng tinh khiết của tấm lụa bạch.

Huấn Cao hiện lên như một nghệ sĩ đang say mê sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo những con chữ nói lên hoài bão tung hoành-của cả một đời người. Giây phút cuối cùng của cuộc đời tử tù không than thân trách phận. Trong khoảnh khắc thiêng liêng nhất, Huấn Cao vẫn dành trợn cho cái đẹp. Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục, không phải ià hành động của người sắp bị tử hình đem những thứ quý giá nhất của đời mình trao cho người khác, càng không phải là cơ hội cuối cùng để Iiuấn Cao trổ hết tài hoa. Mà lí do sâu xa như Huấn Cao dã nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người… Thiếu chút nữa ta đã phụ mắt một tấm lòng trong thiên hạ”.

Như vậy, việc Huấn Cao cho chữ Quản ngục thực chất là lấy lòng để tạ lòng, là tình cảm của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ. Trong khoảnh khắc này, cái tài và cái tâm của Huấn Cao cùng thăng hoa để cho cái đẹp vút bay.

Bên cạnh những chi tiết miêu tả phong thái của Huấn Cao khi cho chữ, chủ đề của tác phẩm còn thấm đẫm trong những chi tiết tưởng như rất nhỏ bé như chi tiết hương thơm của chậu mực, chi tiết tấm lụa trắng… “Thoi mựa thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quả. Thầy có thấy mùi thơm từ chậu mực bốc lên không?…”. Câu hỏi của Huấn Cao như muốn lay thức tâm hồn trong sạch của quản ngục trỗi dậy. Hương thơm của mực hay chính là hương vị của tình người, hương vị của sự cộng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu. Dấu (…) tạo nên khoảng lặng để tâm hồn con người được thăng hoa, ngây ngất thưởng thức cái đẹp. Chi tiết tấm lụa trắng xuất hiện bốn lần trong một đoạn văn ngắn mà bóng tối của nhà tù không thể xóa nhòa (tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, tấm lụa trắng tinh, phiến lụa ỏng, bức lụa trắng).

Hình ảnh tấm lụa trở đi trở lại gợi lên sự trong trẻo, thanh sạch trong tâm hồn con người mà hoàn cảnh tầm tối không thể làm hoen ố. Như vậy, ngục tù không thể tiêu diệt được cái đẹp. Đó không chỉ là cái đẹp định hình trong con chữ, mà còn là cái đẹp thoát bay từ tâm hồn, từ thiên lương trong sáng. Huấn Cao – người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp tuy sắp ha đời, nhưng cái chết của ông có ý nghĩa tái sinh sự sống và làm hồi sinh thiên lương của quản ngục.

Dường như, Nguyên Tuân đã dồn nén bao tư tưởng trong chi tiết lời giáo huấn của người tù: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi đế treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người”. Lời giáo huân không cứng nhắc hay giáo điều mà chân tình, thâm uyên vô cùng. Nó cất lên khoan thai, thư thái và đĩnh đạc. Đó là những lời gan ruột của bậc tri âm dành cho người tri kỉ. Câu nói ấy vừa gói ghém được nhân cách của Huấn Cao vừa thể hiện được quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: Cái đẹp không thể sống chung với cái xấu, cái ác, cái bạo tàn.

Sự trong lành của thiên lương không thể đồng hành với sự đê tiện. Huấn Cao nhấn mạnh lại: ‘‘Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Qua những lời gan ruột này, nhà văn muốn nêu lên một yêu cầu đối với người thưởng thức nghệ thuật: Phải song trong sạch, sống lương thiện mới có thể đến với nghệ thuật, đến với cái đẹp. Trước khi là một nghệ sĩ phải là một con người chân chính, có nhân cách cao đẹp. Lời răn dạy của Huấn Cao có sức mạnh cảm hóa kì diệu. Bởi tiếng nói của trái tim sẽ đến với trái tim.

Trước lời dạy của bậc tài danh, ngục quan cảm động, trào dâng những giọt nước mắt nóng hổi tình người, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đây không chỉ là sự thuần phục của lí trí, mà còn là sự yêu mến của trái tim. Cái cúi đầu của quản ngục đã dạy chúng ta rằng: muốn nên người phải biết kính sợ ba điều: cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con người.

  • Kết bài:

Như vậy, cái đẹp, cái cao cả đã chiến thắng cái xấu xa, thấp hèn, có sức mạnh cảm hóa, có thiên chức hướng thiện. “Cái đẹp cứu nhân thế”. Sự trở về không bao giờ là muộn, và sự trở về của quản ngục đã chứng tỏ chiến thắng cuối cùng của cái đẹp. Trong trật tự của xã hội phong kiến dó là cái đẹp “nổi loạn”. Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định rằng: Trên cõi đời này không chỉ có quyền lực của nhà tù, mà còn có quyền uy của cái đẹp: cái đẹp của nhân cách, của tài hoa, của khí phách và thiên lương con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang