Chứng minh: “Chữ người tử tù là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp”.

chung-minh-chu-nguoi-tu-tu-la-mot-khuc-trang-ca-ca-ngoi-cai-dep-bat-diet-dem-den-cho-nguoi-doc-niem-tin-vao-suc-manh-cuu-vot-con-nguoi-cua-cai-dep

“Chữ người tử tù là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp” (Theo Văn xuôi lãng mạn Việt Nam trong nhà trường phổ thông)

Anh/chị hãy phân tích tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm rõ nhận định trên.

  • Mở bài:

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ông là người say mê đi tìm cái đẹp của cuộc sống. Những trang viết thể hiện sự tài hoa, uyên bác hiếm có. “Chữ người tử tù” thể hiện sâu sắc phong cách sáng tác của ông. Có thể nói tác phẩm “là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp”.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

“Tráng ca”: bài ca với âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ.

“Cái đẹp”: là phạm trù cơ bản và trung tâm của mĩ học. Cái đẹp có trong thiên nhiên, trong sản phẩm lao động, ở con người và trong nghệ thuật. Nếu nói, những hoạt động của con người đều bị chi phối bởi quy luật cái đẹp thì nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất của quy luật đó. Trong nghệ thuật nói chung, trong văn chương nói riêng, cái đẹp của nội dung cũng phải phù hợp với cái đẹp của hình thức.

– Nói “cái đẹp” trong “Chữ người tử tù” “đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp” là nói đến khả năng hướng thiện của cái đẹp; khả năng dẫn dắt, “hướng đạo” và giúp con người có thêm sức mạnh trên con đường thực hành “thiên lương”.

2. Phân tích tác phẩm “Chữ người tử tù” để làm rõ nhận định.

– Cái đẹp trong “Chữ người tử tù” là cái đẹp siêu việt, trác tuyệt, một cái đẹp ngoại hạng, chưa từng có; nó tập trung thể hiện cái đẹp của con người – chủ yếu là ở hình tượng nhân vật Huấn cao – và cái đẹp của chữ

a.  Cái đẹp toát lên từ hình tượngnhân vật Huấn Cao:

– Nguyên mẫu của Huấn cao là danh sĩ Chu thần Cao Bá Quát – một nguyên mẫu nghệ sĩ anh hùng trong thực tế lịch sử.

– Huấn Cao được xây dựng nên như hình tượng nghệ thuật – nơi thể hiện sức mạnh của chân – thiện – mĩ.

+ Một Huấn Cao mang vẻ đẹp uy nghi của bậc hào kiệt, một trang anh hùng.

+ Huấn Cao toả ngời bởi vẻ đẹp của thiên lương trong sáng.

+ Huấn Cao rực rỡ trong vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa, có tài viết thư pháp.

– Cái đẹp của chữ:

+ Thú chơi chữ là thú chơi cao sang dành riêng cho “tao nhân mặc khách”.

+ Viết chữ đẹp là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người viết chữ đẹp là nghệ sĩ.

+ Chữ của Huấn Cao là “vật báu trên đời” bởi nó rất đẹp, nó là hiện thân cho cốt cách tài hoa, cho khí phách, cho thiên lương, là hiện thân sinh động đầy đủ cho quan niệm về cái đẹp

b. Cảnh cho chữ trong ngục tù tăm tối – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

– Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Trong buồng giam chật chội, ẩm ướt, dơ bẩn, cái đẹp được tạo hình to đôi tay người tử tù.

+ Sự thay đổi ngôi bậc lạ lùng: Người tù thì ung dung lẫm liệt, ngục quan thì khúm núm, rụt rè.

Cái đẹp có thể được sản sinh trên miền đất tội ác nhưng nó không sống chung với cái ác mà có sức mạnh chiến thắng cái ác.

– Cái đẹp là nơi gặp gỡ của những tấm lòng:

+ Cái đẹp đã đem viên quản ngục đến gần người tử tù để giữa họ có một sự tri ngộ sâu sắc — sự đồng điệu của những cái tâm trong sáng.

+ Cái đẹp toát lên từ “những nét chữ vuông tươi tắn” và từ lời khuyên chân thành cũng như cốt cách của người sáng tạo ra nó đã vạch một con đường hướng đạo cho viên quản ngục.

+ Hành động cái cúi đầu bái lạy của viên quản ngục là cái cúi đầu trước cái đẹp. Đó là cái cúi đầu để người ta “đứng thẳng người ” ngẩng cao đầu đi theo “thiên lương”.

Cái đẹp là một thứ quyền uy thực sự, thiêng liêng, tuyệt đối. Nó phải đi liền với cái chân và cái thiện.

* Bình luận:

Cảnh cho chữ trong nhà lao vào đêm khuya tăm tối là một trong những sáng tạo tuyệt vời của tác giả nhằm làm bộc lộ vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao. Đây là một cảnh tượng trước đây chưa từng có. Một cảnh tượng mà khung cảnh và nội dung của nó hoàn toàn trái ngược nhau: cảnh cho chữ vốn thanh tao, tươi sáng, đẹp đẽ lại diễn ra trong chốn tù ngục dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp. Nhưng chính trong cảnh tượng như thế, cái đẹp, cái thiện lại càng chứng minh tính giá trị của nó.

– Người nghệ sĩ vượt qua những gông cùm, đau đớn để hiện mình tươi sáng hơn, uy nghi, lồng lộng hơn để viết lên những nét chữ xinh đẹp, những tâm huyết của cả đời mình: trong khi đó, người vốn đại diện cho uy quyền lại trờ nên khúm núm, run run đón nhận từng nét chữ quý giá mà cả đời tâm huyết.

– Trật tự kỉ cương của nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, cái lương thiện, thanh cao còn ngục quan vốn đại diện cho công lí lại trở nên nhỏ bé, hèn mọn.

– Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người tù làm chủ, cái thiện vẫn hiện lên mạnh mẽ chiến thắng được cái ác. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người.

  • Kết bài:

Qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Chữ người tử tù là một khúc tráng ca ca ngợi cái đẹp bất diệt (…) đem đến cho người đọc niềm tin vào sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp.

Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, hãy là sáng tỏ ý kiến: Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật cho ngườ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.