phan-tich-nghe-thuat-tao-khong-khi-co-xua-cho-tac-pham-trong-chu-nguoi-tu-tu

Phân tích nghệ thuật tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm trong Chữ người tử tù

Phân tích nghệ thuật tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm trong Chữ người tử tù

Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ Hán – Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên quản ngục, thiên lương, án thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh… tạo nên mầu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng.

Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực.

Cảnh cho chữ nghiêm trang, là cảnh chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ phẩm chất, khí phách, nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử tù Huấn Cao đã tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm.

Chữ người tử tù trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và những tấm lòng thiên lương với nhau. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: Nghệ thuật là sự thể hiện cái đẹp nhưng cái đẹp phải gắn với cái thiện. Một nhân cách xấu sẽ không bao giờ thưởng thức được cái đẹp. Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục ở cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy sinh từ mảnh đất chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con người chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác, là bất tử. Huấn Cao cho chữ trong nhà giam và thái độ của quản ngục “bái lĩnh” Huấn Cao chứng tỏ cái đẹp đã chiến thắng. Nhà giam dơ bẩn – nơi ngự trự của cái xấu lại là nơi cái đẹp khai sinh và thăng hoa. Tử tù đi vào vào bất tử. Dù ngày mai Huấn Cao sẽ phải về kinh nhận án chém, nhưng những gì Huấn Cao để lại cho đời vẫn còn mãi. Bằng cách đó, cái đẹp trở thành bất tử.

Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật Huấn Cao. Nhân vật này được xây dựng một phần bởi nguyên mẫu ngoài đời là Huấn đạo Cao Bá Quát (Nhà nho văn võ song toàn mà tài văn đã được người đời ca ngời Siêu thần thánh Quát hoặc Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Không chỉ có tài năng mà còn có nhân cách đẹp đã gửi lại qua một câu nói nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa). Với hình tượng Huấn Cao, nhà văn đã kín đáo thể hiện niềm ngưỡng mộ, sự ca ngợi những người anh hung đã hi sinh vì nước, vì dân, mà hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép tác giả được công khai ca ngợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang