Tình huống truyện đặc sắc trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

tinh-huong-truyen-dac-sac-trong-chũ-nguoi-tu-tu-cua-nguyeen-tuan

Tình huống truyện đặc sắc trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống hết sức độc đáo: cuộc gặp gỡ oái oăm giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ: Không gian là chốn ngục tù tối tăm, nhơ bẩn; mối quan hệ giữa hai nhân vật hết sức éo le, trớ trêu: tử tù và quản ngục.

+ Xét về bình diện xã hội: Huấn Cao và viên quản ngục hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời.

+ Xét về bình diện nghệ thuật: Họ lại là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, là tri âm, tri kỉ với nhau. Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn quản ngục lại ngưỡng mộ tài hoa và khí phách. Huấn Cao chỉ cúi đầu trước thiên lương cao khiết của con người, còn quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”. Người nào cũng có những phẩm chất cao quý mà người kia khát khao, ngưỡng mộ.

+ Song sự éo le, trớ trêu thể hiện ở chỗ: quản ngục bị đặt trong một tình thế mà chỉ có một lựa chọn: Một là, muốn tròn bổn phận quan lại, giữ yên trật tự xã hội đương thời thì phải chà đạp lên lòng tri kỉ. Nếu hành động theo hướng này thì quản ngục không còn là “tấm lòng trong thiên hạ”, đâu phải là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”. Hai là, muốn giữ trọn đạo tri kỉ thì sẽ không làm tròn chức phận quan lại. Nếu hành động theo hướng này, quản ngục dám bất chấp cả sự an nguy đến tính mạng, và vì thế quản ngục mới là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.