lam-sang-to-y-kien-van-hoc-giong-nhu-mot-to-bao-va-nhieu-luc-giong-nhu-mot-to-bao-la-cai-ve-cuoc-song-voi-nhung-tinh-chat-thuong-tinh-nho-nhat-va-da-diet-cua-no

Làm sáng tỏ ý kiến: Văn học giống như một tờ báo, và nhiều lúc, giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống, với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó

Văn học giống như một tờ báo, và nhiều lúc, giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống, với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó.

Qua một số sáng tác của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

* Hướng dẫn là bài:

1. Giải thích vấn đề:

Văn học giống như một tờ báo: văn học phản ánh cuộc sống.

Văn học giống như một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất thường tình nhỏ nhặt và da diết của nó:

+ “Báo lá cải” là báo đưa tin vặt, những tin không chính thống song lại có ý nghĩa mở rộng và nhìn vấn đề từ những chiều kích khác, nhiều khi ở góc độ đời thường cá nhân.

+ Văn học là một tờ báo lá cải về cuộc sống với những tính chất nhỏ nhặt thường tình da diết: văn học phán ánh cuộc sống con người trong cái bình thường nhỏ nhoi, đi vào khám phá những số phận cá nhân trong cuộc sống nhân sinh bề bộn, khám phá phần khuất lấp phức tạp đầy cảm xúc của cuộc sống. Đây chính là lí do để văn học trở nên sâu sắc và nhân bản. Để tái hiện và tái tạo cuộc sống trở thành một hình tượng nghệ thuật sinh động trong tác phẩm văn chương, nhà văn cần phải tinh tế trong việc chọn lựa chi tiết tiêu biểu, vừa đời thường vừa có giá trị khái quát.

→ Như vậy, nhận định của C. Magris khẳng định đối tưọng đặc thù của văn học: cuộc sống nhân sinh đời thường phức tạp, sinh động và phương tiện để xây dựng hình tượng văn học: các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

2. Chứng minh trong sáng tác giai đoạn 1930-1945.

– Bất cứ tác phẩm nào thành công cũng có thể minh hoạ cho vấn đề trên.

– Song theo yêu cầu của đề, HS có thể chọn những tác phẩm trước cách mạng như: truyện ngắn của Nam Cao (Chí Phèo, Đời thừa), Thạch Lam (Hai đứa trẻ), Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù), hay thơ của các nhà Thơ mới. thơ Hồ Chí Minh (Chiều tối). Khi phân tích, HS cần làm sáng rõ những điểm cơ bản như: số phận con người, thế giới tâm hồn tinh tế phong phú nhạy cảm của con người trong cuộc sống đời thường, và đặc biệt cần chọn – phân tích những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm để thấy sự khắc hoạ hình tượng cuộc sống chân thật sâu xa, tính chất thường tình da diết của nó trong tác phẩm.


Thao khảo:

Vai trò của văn học trong đời sống con người.

  • Mở bài:
  • Thân bài:

Văn học giúp người đọc nhận thức rõ về bản thân mình. Văn học giúp phản ánh hiện thực để đem lại những kiến thức mênh mông về đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới. Bởi thế mà có người cho rằng văn học chẳng khác gì bách khoa toàn thư của cuộc sống. Ta từng thấy Ăng-ghen nhận xét khi đọc về tiểu thuyết của Ban-zắc – đó là giúp người đọc hiểu hơn về xã hội của nước Pháp.  Bên cạnh đó, chức năng nhận thức của văn học còn thể hiện ở việc giúp người đọc tự nhận thức về bản thân mình. Những câu hỏi về sự tự nhận thức bản thân cũng được văn học giải đáp một cách chi tiết nhất.

Văn học còn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao nhiêu thế kỉ nay, con người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn: “Mình từ đâu đến ?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào để sung sướng, hạnh phúc ?”… Toàn bộ văn học cổ kim, đông tây đều thể hiện sự tìm tòi, suy nghĩ không mệt mỏi của con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con người. Nguyễn Du miêu tả những cảnh đời, những số phận bị vùi dập, khổ đau để thấy khát vọng về quyền sống của cọn người mãnh liệt biết chừng nào. Văn học cách mạng thể hiện quàn điểm sống chết của nhiều thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống được nhà ván đưa vào tác phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để sống tốt hơn.

Văn học cung cấp những tri thức cần thiết. Từ văn học bạn dường như được khám phá tất cả các phong tục tập quán, văn hóa của từng địa phương, dân tộc. Đây là phương tiện tuyệt vời để chúng ta sống lại với từng giai đoạn lịch sử, các tác phẩm như tam quốc diễn nghĩa, Hoàng Lê nhất thống chí tái hiện lại một thời kỳ lịch sử hoành tráng của dân tộc, Lão Hạc cho bạn thấy được cuộc sống cùng cực của con người Việt Nam trong thời chiến, những bài thợ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh cho ta thấy được sức mạnh cũng như ý chí hào hùng của dân tộc.

Văn học cũng miêu tả các hiện tượng đời sống tự nhiên một cách chân thực, khách quan và sinh động nhất. Từ đó con người có thể hình dung ra một thế giới đầy đủ, khách quan và đa chiều. Có thể thấy rằng, văn học có vai trò rất to lớn trong việc mang đến kiến thức cho con người.

Văn học có tính giáo dục và giúp con người tự giáo dục mình. Sự giáo dục mà văn học mang lại không đơn thuần là những kiến thức sách vở mà đó là những bài học tác động đến tình cảm, cách ta nhìn nhận thế giới. Vì vậy, bên cạnh nhiều yếu tố khác, văn học chính là một trong những nhân tố giúp con người hình thành tam quan – thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan.

Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn M.Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tòi và hướng tới cái đẹp của con người và cuộc sống. Phải thừa nhận với nhau rằng văn học góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Ngay như trong giải trí, văn học mang lại tiếng cười, niềm vui. Ứng dụng văn học vào trong miêu tả, tường thuật các trận đấu trên link sopcast xem bóng đá khiến cho chương trình trở nên cuốn hút hơn, chân thực hơn. Tương tư như vậy với việc bạn học toán chẳng hạn, sẽ thực sự hiệu quả nếu như biến các công thức toán học thành bài thơ sinh động. Chắc chắn bạn sẽ thấy công thức toán học chẳng còn khô khan, nhạt nghẽo như mình vẫn tưởng nữa. Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống.

Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người tình cảm đúng đắn, trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống đúng đạo lí làm người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng. Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo đục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho xã hội.

Văn học mang đến bài học giáo dục con người theo mỗi cách khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào người đọc giải mã tác phẩm thế nào. Mỗi người có một cách đọc, một cách nhìn nhận và lí giải tác phẩm khác nhau. Nhà văn sẽ mã hóa thông điệp của mình vào một hình ảnh, một chi tiết hay một nhân vật nào đó trong tác phẩm của mình.

Văn học làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thi vị hơn. Các tác phẩm văn học kinh điển nuôi dưỡng tâm hồn con người, nuôi dưỡng tình cảm và biến thế giới này trở nên màu sắc, hấp dẫn, đa dạng biết bao. Cuốc ống chúng ta sẽ thật nhàm chán, tẻ nhạt khi mà mọi người nói chuyện với nhau khô khan, cộc cằn. Văn học cũng thể hiện rõ nét ngay trong cách bạn ứng xử, đối đáp với người khác. Khi có màu sắc của văn học vào sinh hoạt cách con người ta nói chuyện, giao tiếp với nhau cũng trở nên thật dễ chịu, tình cảm, thân thiết.

Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ thẩm mĩ là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn không dính dáng gì đến lợi ích vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con người một niềm vui tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm.

Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhà văn chân chính là người có tâm hồn phong phú, đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn chân thành của mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác, ca ngợi phẩm chất cao đẹp… Những điều đó có tác dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ và hướng tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của người đọc.

Văn học giúp con người nhận thức rõ về cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp. Cái đẹp ở đây đến từ nhiều phương diện, nhưng tựu trung lại con người luôn thích chiêm ngưỡng cái đẹp. Đó chính là bản chất của con người, là nhu cầu mà con người luôn hướng đến. Mỗi người sẽ có định nghĩa khác nhau về cái đẹp, nên không có một thước đo chuẩn xác cho cái đẹp, bởi lẽ nó khởi phát trong lòng người. Nhưng chức năng của cái đẹp, sự tác động của cái đẹp thì ta có thể thấy rõ và cảm nhận được. Cái đẹp xoa dịu tâm hồn con người, gạt bỏ mọi điều xấu xa khỏi tâm hồn con người chỉ để lại những gì thanh khiết trong tâm hồn con người.

Cái đẹp có chức năng cứu rỗi là vì thế. Chính nhờ có cái đẹp mà con người sẽ cảm thấy thêm yêu cuộc đời này, thấy cuộc sống có thêm ý nghĩa. Đó chính là giá trị chức năng đặc trưng của các loại hình nghệ thuật nói chung, của văn học nói riêng. Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện hình thức và nội dung. Hình thức của văn học chính là thể loại chính là ngôn ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng. Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc dùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói nên nỗi lòng mình thì nhà văn lại dùng ngòi bút để tạo nên đứa con tinh thần của mình. Ngôn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. Nhà văn nhà thơ là người chắt lọc và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả nỗi lòng của mình. Cái đẹp ấy chính là ngôn ngữ. Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong sáng, phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi tác phẩm có nội dung sâu sắc và tính nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn học mới bảo đảm thỏa mãn tối đa về mặt tinh thần cho người đọc.

Văn học kết nối đời sống con người. Tính giao tiếp, đối thoiaj của văn học không trực tiếp cụ thể mặt đối mặt như các kiểu giao tiếp thông thường trong cuộc sống mà nó là sự đối thoại đặc biệt giữa tác giả và người đọc. Tác giả sẽ truyền tải câu chuyện thông điệp vào trong từng trang viết. Cuộc đời thi nhân dường như trải ra tâm trạng của người viết cũng được phơi bày một cách trung thực nhất không giấu giếm không lừa dối. Bởi lẽ thơ ca chỉ có thể tác động đến trái tim người đọc khi nó đi ra từ chính trái tim của người viết. Trái tim mới có thể đi đến trái tim. Nếu như những gì anh viết không phải là tình cảm nồng hậu chân thành thì làm sao có thể rung lên ở người đọc vô vàn xúc cảm.

Sự đối thoại giữa người đọc và tác giả lại được diễn ra gián tiếp thông qua tác phẩm. Nếu như nhà văn là người mang đứa con tinh thần của mình đến với người đọc thì người đọc lại chính là người mang lại hơi thở, sự sống cho tác phẩm. Và lời hồi đáp của người đọc dành cho tác giả chính là những nỗi niềm trân quý, sự rung lên trong tâm hồn và sự thay đổi của người đọc. Tất cả đều góp phần kiến tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

Tâm tư, tình cảm con người được khơi dậy từ văn học. Văn học là sản phẩm mang tính trừu tượng, nó không phải một bàn tay nhưng lại có sức mạnh vô hình kéo con người ta lại gần nhau hơn. Đó chính là tâm tư, tình cảm của con người, là ý thức xã hội hình thành trong não chúng ta. Văn học mang đến cảm xúc khác biệt cho từng người, làm cho tình cảm yêu thương, kiêu hãnh, bao dung đến với chúng ta.

Thời gian là dòng chảy khắc nghiệt nhất phũ phàng nhất có thể hủy hoại hết mọi thứ. Nhưng với tác phẩm văn học, thời gian lại chính là thước đo giá trị chính xác nhất. Bởi tác phẩm sẽ còn tồn tại, nhà văn nhà thơ sẽ còn tồn tại đến khi nào người đọc thôi nhớ, thôi xúc động khi đọc tác phẩm. Muốn như thế thì trước hết tác phẩm phải là cái tình của nhà thơ. Đó là lí do vì sau đã hơn nghìn năm nhưng mỗi lần đọc lại những câu ca dao xưa ông bà để lại ta không khỏi xúc động trước một nỗi niềm

Từ những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ cho đến các tác phẩm văn học trong và ngoài nước đều chứa đựng rất nhiều thông điệp, tấm lòng và cả bài học nhân văn sâu sắc cho người đọc. Tiếp cận với văn học là bạn đang tự làm cho cảm xúc của mình giàu hơn, mãnh liệt hơn. Theo như nhiều nghiên cứu khoa học cũng như là khảo sat thực tê thì người đọc văn nhiều, quan tâm tới những giá trị văn học thường có lói sống nội tâm, thiên về tình cảm và sâu sắc hơn rất nhiều.

Văn học là nơi lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc. Không sai khi khẳng định rằng văn học chính là nơi lưu trữ giá trị văn hóa dân tộc. Bằng những tác phẩm văn học mà lịch sử dân tộc, nét đẹp trong văn hóa, ẩm thực, truyền thống được tái hiện, truyền tải từ đời này qua đời khác. Chính vì thế mà giá trị văn hóa của đất nước chúng ta không bị mai một, quên lãng.

  • Kết bài:

Văn học là thế, không cần những mĩ từ ngợi ca mà nó được người đời tung hô bởi những giá trị tự thân, mà giá trị ấy do nhiều yếu tố hợp thành như nhà văn, tư tưởng của tác phẩm, người đọc,… Một tác phẩm hội tụ đầy đủ những giá trị chức năng này ắt hẳn sẽ không phải là một tác phẩm nông cạn, trôi tuột trong kí ức người đọc mà ngược lại sẽ neo đậu trong lòng người đọc bao thế hệ.

Làm sáng tỏ ý kiến “Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được” (Biê-lin-xki)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang