Làm sáng tỏ ý kiến “Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được” (Biê-lin-xki)

“Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được” (Biê-lin-xki)

Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

I. Mở bài:

Bốn mươi triệu dân của đất nước Tây Ban Nha được nhân loại biết đến và kính trọng bằng một lão gàn vĩ đại vì mang trên mình tính ảo tưởng muôn đời của toàn thể nhân loại. Và gắn với một tỉ người của đất nước Trung Hoa được nhân loại thấu hiểu sâu sắc bằng một anh chàng nông dân A.Q. Cả Đông Ki sốt lẫn A.Q chẳng hề làm xấu Tây Ban Nha lẫn Trung Quốc, mà làm đẹp cho cả hai đất nước này. (Nguyễn Minh Châu). Đã bao thời đại đi qua, văn học luôn tồn tại một câu hỏi lớn: thế nào là một tác phẩm nghệ thuật chân chính thực sự? Bàn về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính, Biê-lin-xki cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được.”

II. Thân bài:

a. Giải thích:

– Tác phẩm nghệ thuật thực sự có tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, thực tế. Tất cả phải gắn liền với thực tế đời thường và xuất phát từ chất liệu hiện thực, không là “ánh trăng lừa dối”. Và dĩ nhiên, phải phản ánh một cách chính xác, tự nhiên, vừa phải mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Grandi từng nói: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống vốn là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của văn chương nghệ thuật. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn bó chặt chẽ với hiện thực cuộc sống và bắt rễ hút nhựa sống từ nguồn sống dồi dào đó.

– Chính những yếu tố giản dị và chân thực ấy sẽ khiến cho độc giả phải sửng sốt, suy ngẫm, tin tưởng và “Tất cả những gì được kể trong đó diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được”. Tác phẩm khi ấy sẽ không còn là những con chữ ở trên trang giấy nữa, mà nó sẽ sống, mang sức sống nội tại, ngay chính trong tâm hồn của người đọc.

– Tác phẩm nghệ thuật sẽ trở thành chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng gào thét của nỗi đau khổ hay lời ca của nỗi vui mừng, nếu nó không phải là một câu hỏi hoặc là sự trả lời câu hỏi đó. (Biê-lin-xki)

– Tính chân thực, tự nhiên, đúng đắn làm cho tác phẩm thực sự trở nên sống động, có hồn. Những diễn biến, tình tiết qua ngồi bút của người nghệ sĩ sẽ biến câu chuyện diễn ra theo một mạch ngầm tự nhiên, lôi cuốn như chính đời thực đang diễn ra trong tâm tưởng độc giả.

Đâu phải lỗi tại tôi nếu sự thực tự nó nói lên và nói lên to như thế. (Ban-dắc) Trong cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mà tôi yêu bằng tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi cố gắng tái hiện với tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ luôn đẹp, đó là sự thật. (Lep Tôn xtôi)

b. Chứng minh:

– Chứng minh qua các tác phẩm kinh điển: Chiến tranh và hòa bình, An-na Ca-rê-ni-na, Tấn trò đời, Chí Phèo,…

Tác phẩm tái hiện vô cùng chân thực và sâu sắc hiện thực xã hội, trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930-1945.
Miêu tả nội tâm nhân vặt, hành động, tính cách. (nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy). Qua số phận của một con người, ta nhận ra bóng dáng của cả thời đại, nhận ra bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội nhân vật đang sống.

Người viết văn là một người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngưng nghiên cứu và quan sát. (Nguyễn Minh Châu)

c. Bình luận:

– Tạo nên chất hiện thực cao độ cho tác phẩm, nhà văn đã thành công khi xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Điển hình càng sinh động, giá trị phản ánh hiện thực càng cao độ, càng sâu sắc.

– Nhà văn không bê nguyên si cuộc sống vào trang viết một cách khô cứng, mà là, qua ngồi bút nghệ thuật sắc sảo dưới cái nhìn mơi mẻ, tinh tế, “khơi những nguồn chưa ai khơi”.

– Tác phẩm thực sự phải mang giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc mới đủ sức sống lâu dài, chiếm được niềm tin và sống mãi trong lòng độc giả. Đi đến tận cùng của sự giản dị, người ta sẽ thấy được sự thâm thúy sâu xa, đi đến tận cùng của những điều lớn lao, người ta mới ngỡ ngàng vì sự chân thực và gần gũi của nó.

Bản thân hiện thực là sự hướng dẫn, bản thân nó là tác phẩm, bản thân nó là bài ca hùng tráng, bài ca trữ tình, nó thành thật dâng sẵn, đón chờ? (Phạm Văn Đồng)

III. Kết bài:

“Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. (Gớt)

Làm sáng tỏ nhận định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (trích Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang