»» Nội dung bài viết:
Từ văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, hãy trình bày mục đích học tập và cách học hiệu quả đối với học sinh.
- Mở bài:
– Bàn luận về pháp học của Nguyễn Thiếp trích trong bản tấu chương của ông dâng lên nhà vua Quang Trung đề nghị cải cách nền giáo dục nước nhà.Đoan trích đã nê rất rõ mục đích của việc học và cách học tập đúng đắn, hiểu quả, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Thân bài:
1. Học tập là gì?
– Học tập là quá trình tiếp cận và tiếp nhận kiến thức có trong sách vở và đời sống, biến nó thành nguồn kỹ năng sức mạnh của bản thân.
2. Bàn luận.
a. Mục đích của việc học.
– Theo Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là học để hiểu rõ đạo (đạo lí làm người, đạo lí chung sống yên ổn, hài hòa với người khác); học để làm việc giúp ích cho xã hội và đất nước.
– Mục đích của học tập theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) vẫn là: “Học để hiểu biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định bản thân”. Theo đó, mục đích của việc học là để có nhiều kiến thức và hiểu biết; tiếp đó là để có kỹ năng làm việc thành công; học còn để chúng sống hài hòa với mọi người. Cuối cùng, mục đích của việc học là để tự khẳng định mình trong công việc và xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
– Như vậy, mục đích trước mắt của mỗi học sinh trong học tập là tiếp thu được nhiều kiến thức, từng bước rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình, mai này có thể bằng sức lao động của mình xây dựng một cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất và được sống hạnh phúc.
b. Cách học tập đúng đắn, hiệu quả.
– Trong Bàn luận về phép học, tác giả Nguyễn Thiếp cũng đã trình bày quan điểm tích cực của mình về chủ trương phát triển sự học cho thật hiệu quả.
+ Về cách thức học tập: Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Nghĩa là học từ thấp lên cao; Học theo tuần tự; Học rộng rồi tóm lại ngắn gọn; Học phải đi đôi với hành.
+ Về nội dung học tập: ông đi theo truyền thống cũ, học theo những chuẩn mực tốt đẹp đã sẵn có, không đưa ra điều gì mới mẻ mà chủ yếu là cải cách về phương pháp học.
– Đối với học sinh ngày nay, việc xác định cách học tập đúng đắn, hiệu quả là rất quan trọng, quyết định sự thành bại của học sinh trong học tập.
+ Trước hết, học sinh cần xác địch rõ mục đích của việc học: học để hiểu biết, học để có thể làm việc, học để chung sống với mọi người và có cơ hội khẳng định bản thân.
+ Học sinh cần xây dựng kế hoạch học tâp khoa học, rõ ràng, cụ thể và kiên trì thực hiện kế hoạch đó.
+ Chăm chỉ học tập mỗi ngày, vừa học trong sách vở, vừa học trong cuộc sống, tích cực đọc sách để không ngừng mở rộng hiểu biết và tiến bộ.
+ Trao đổi, thảo luận bài học với thầy cô, bạn bè để hoàn thiện kiến thức.
+ Chỉ học những điều tích cực, tốt đẹp, chuẩn mực, phù hợp với bản thân, với truyền thống dân tộc. Quyết liệt lên án chống lại cái xấu, cái tiêu cực như hiện tượng gian lận trong thi cử, lối học tủ, học vẹt, học đối phoa,…. xây dựng môi trường sống lành mạnh, tốt đẹp.
c. Bàn luận mở rộng.
– Chăm chỉ học tập nhưng phải biết phân biệt điều phải – trái; đúng – sai. Biết lựa chọn mà học chứ không phải học tràn lan đại hải, dù học nhiều nhưng chẳng hiểu biết gì, chỉ làm khổ bản thân.
– Việc học là rất quan trọng. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều học sinh không nắm xác định được, mục đích của việc học, không có cách học tập đúng đắn, từ đó học tập lơ là, xem thường kiến thức và học tập, khiến cho kết quả học tập yếu kém, kỹ năng thực hành vụng về, rất dễ chán nản, bỏ cuộc trên con đường học vấn.
- Kết bài
– Đừng để sự lười biếng và những giây phút chán nản làm ta chùn bước. Mỗi một bước đi là từng bước tiếp thu những tri thức của nhân loại tích lũy thành của riêng cho bản thân mình. Chỉ khi có mục đích học tập rõ ràng, có cách học tập đúng đắn, hiệu quả, chúng ta mới có thể tự tin mạnh bước trên con đường đi đến thành công.