Đọc kết nối chủ điểm:
Chân quê
(Nguyễn Bính)
Câu 1: Nhân vật ” tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã thể hiện các cảm xúc:
– Cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối, xót xa trước sự thay đổi của nhân vật “em” – người con gái mình yêu.
– Tâm sự: mong em hãy giữ lại nét đẹp chân chất, mộc mạc của người dân thôn quê.
→ Cảm xúc, tâm trạng của chàng trai thể hiện tình yêu chân thành dành cho cô gái, thể hiện lòng thiết thâ với những nét đẹp văn hóa thôn quê.
– Điều đó thể hiện qua đặc điểm của thể thơ lục bát: Gieo vần bằng, vần lưng: tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát; tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Và sử dụng những câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc” nào đâu … cái” -> Bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.
Câu 2: Hình ảnh ” em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật ” tôi”?
Trả lời:
– Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Em đã thay đổi từ một người con gái mộc mạc giản dị nay đã khoác lên mình vẻ ngoài khác lạ không còn như xưa.
Câu 3: Tác giả mong muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời:
– Thông điệp: Hãy giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, đừng chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài, đừng khoác lên mình những thứ xa lạ, phù phiếm.
Xem thêm: