An toàn giao thông là gì? Tại sao học sinh phải thực hiện an toàn giao thông?

an-toan-giao-thong-la-gi-tai-sao-hoc-sinh-phai-thuc-hien-an-toan-giao-thong

An toàn giao thông là gì? Tại sao học sinh phải thực hiện an toàn giao thông?

I. Khái niệm:

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là sự an toàn, thông suốt và không bị xâm hại đối với người và phương tiện tham gia giao thông khi hoạt động trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. An toàn giao thông phụ thuộc vào các yếu tố: người tham gia giao thông, phương tiện giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường. Một trong những yếu tố này có sự bất bình thường đều có thể dẫn đến tai nạn hoặc mất an toàn giao thông.

Tại nạn giao thông là gì?

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sỨc khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.

II. Nguyên nhân tai nạn giao thông:

  • Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt
  • Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầy đi lại của nhân dân.
  • Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh và tập trung các thành phố.
  • Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây tai nạn
  • Quản lí nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
  • Nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự kém ý thức của người tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…

III.  Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường?

  • Để tránh tai nạn giao thông trước hết phải nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Pháp luật ban hành chặt chẽ hơn các điều luật, quy định cho người tham gia giao thông, xử phạt nặng đối với người vi phạm giao thông. Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng giao thông…

IV.. Quy định pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp và trẻ em.

* Đối với người đi bộ:

  • Phải đi trên hè phố hoặc lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường thì đi phải đi sát mép đường.
  • Chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu, có kẻ vạch đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và tuân thủ sự chỉ dẫn.

* Đối với người đi xe đạp:

  • Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng
  • Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác
  • Không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển xe
  • Không kéo, đẩy xe khác, chở đồ vật cồng kềnh…

* Đối với trẻ em:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy.

V. Biển báo giao thông và tín hiệu đèn giao thông

* Biển báo giao thông:

  • Biển báo cấm
  • Biển báo nguy hiểm
  • Biển báo hiệu lệnh

* Tín hiệu giao thông:

  • Đèn xanh được đi
  • Đèn đỏ dừng lại
  • Đèn vàng chuẩn bị dừng.

VI. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông:

  • Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác.
  • Đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông.

Nghị luận: vấn đề an toàn và tai nạn giao thông

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.