Bài học về lòng tự cao qua câu chuyện “Người tiều phu và vị học giả” (Quà tặng cuộc sống)

nguoi-tieu-phu-va-vi-hoc-gia-qua-tang-cuoc-song.png

Bài học về lòng tự cao qua câu chuyện “Người tiều phu và vị học giả” (Quà tặng cuộc sống)

Có hiểu biết là một lợi thế nhưng nếu quá tự cao, tự đại, thiếu kỹ năng thực tế thì cũng dễ rơi vào thất bại. Câu chuyện “Người tiều phu và vị học giả” là một bài học sâu sắc, dáng để suy ngẫm.

Vị học giả “thấy mình hiểu biết hơn” người tiều phu và đặt ra đề nghị “nếu mình thua sẽ đưa tiều phu mười đồng, còn tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng”, nghĩa là ông quá tự tin vào tri thức của mình và xem thường hiểu biết của người tiều phu. Học giả đề nghị người tiều phu chơi “trò đoán chữ”, nghĩa là vị học giả đã không công bằng khi lấy cái thế mạnh của mình để chơi cùng thế yếu của tiều phu.

Khi nghe học giả đề nghị, người tiều phu đã phát hiện ra điều bất hợp lí, muốn chiếm ưu thế đã nhanh trí đưa ra câu đố trước dù mình chẳng biết cách trả lời. Điều đó đã khiến vị học giả bối rối và nhanh chóng nhận lấy thất bại.

Người tiều phu và vị học giả

Tiều phu và học giả cùng đi chung một chiếc thuyền, học giả tự thấy mình có hiểu biết hơn nên đề nghị chơi trò đoán chữ với tiền phu, và giao kèo rằng nếu mình thua sẽ đưa tiều phu mười đồng, còn tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng.

Thấy vậy, vị tiều phu ra câu đố:

“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.

Học giả suy nghĩ mãi vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

“Tôi cũng không biết!”. Tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:

“Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.”

Học giả vô cùng sửng sốt.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.