Dàn bài phân tích Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) (đầy đủ)

van-ban-banh-troi-nuoc-ho-xuan-huong-day-du-ngu-van-7

Bánh trôi nước
(Hồ Xuân Hương)

I. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương: Là một trong hai nữ sĩ nổi danh bậc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam.

– Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ.

II. Thân bài:

1. Hình ảnh bánh trôi nước:

– Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

– Cách thức làm bánh:

+ Bảy nổi ba chìm.

+ Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

– Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son.

→ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

2. Hình ảnh người phụ nữ.

– Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ

– Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

+ Bảy nổi ba chìm.

+ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

– Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son.

Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

III. Kết bài:

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: Bài thơ bày tỏ sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ và lên án, tố cáo chế độ phong kiến.

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

– Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”.

Cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.