Cách viết bài văn kể lại một trải nghiêm (một trải nghiệm buồn, tiếc nuối hoặc một trải nghiệm bản thân khiến em thay đổi, trưởng thành)

Cách viết bài văn kể lại một trải nghiêm (một trải nghiệm buồn, tiếc nuối hoặc một trải nghiệm bản thân khiến em thay đổi, trưởng thành)

Bước 1: Trước khi viết.

– Lựa chọn đề tài: Với đề bài kể lại một lần mắc lỗi của em, em có thể hồi tưởng lại những trải nghiệm đã qua: bỏ học, nói dối, nghịch ngợm gây nên hậu quả, ham chơi quên lời dặn của bố mẹ, xem trộm nhật kí người khác, ăn trộm tiền,…

– Xác định mục đích làm bài: Kể lại một kỉ niệm buồn, tiếc nuối hoặc một kỉ niệm khiến em thay đổi, trưởng thành là kiểu bài trong đó người viết kể về những diễn biến của sự việc mình đã trải qua cùng với bố mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh để chia sẻ với người đọc kinh nghiệm trong cuộc sống được rút ra từ kỉ niệm đó.

– Thu thập tư liệu:

+ Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em những kỉ niệm buồn, tiếc nuối hoặc khiến bản thân em thay đổi.

+ Đọc các câu chuyện đã học, đọc các bài viết tham khảo,…

+ Tìm những kỉ vật có liên quan đến câu chuyện……

+…….

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

a. Tìm ý:

– Em nhớ và định kể kỉ niệm (buồn, tiếc nuối hoặc khiến bản thân thay đổi) có liên quan đến ai?

– Kỉ niệm ấy xảy ra trong tình huống nào? (địa điểm, thời gian)

– Những ai đã liên quan đến kỉ niệm đó? Họ đã nói và làm gì?

– Sự việc nào xảy ra trong kỉ niệm đó? Và được giải quyết như thế nào?

– Kỉ niệm ấy đem lại cho em cảm xúc gì, thái độ gì, ấn tượng gì?

– Vì sao em có được những cảm xúc, thái độ, ấn tượng đó?

– Từ kỉ niệm đó em rút ra cho mình bài học gì?

b. Lập dàn ý:

  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về lỗi lầm mà em đã gây ra.

  • Thân bài:

Tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật có liên quan.

Ví dụ:

+ Hôm ấy là một ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi…

+ Vì:…….

Lưu ý: Giới thiệu tình huống, hoàn cảnh cần kết hợp yếu tố miêu tả không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người.

Diễn biến trải nghiệm: (lần phạm lỗi đó)

+………..

+……….

+…………

Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi để tự hoàn thiện bản thân.

Ví dụ: Mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn tự trách mình và cảm thấy có lỗi với thầy giáo vô cùng. Tôi nợ cô một lời xin lỗi.

Lưu ý: Khi kể sự việc thông qua các hành động, lời nói của nhân vật cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

  • Kết bài:

Bài học nhận được sau lỗi lầm ấy.

– Tôi đã, đang và sẽ thay đổi bản thân sau khi nhận ra được bài học đó.

Bước 3: Viết thành bài văn.

Bài văn tham khảo:

Một giờ kiểm tra

  • Mở bài:

Trong cuộc sống không ai là chưa một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta có được tha thứ và sữa chữa lỗi lầm ấy như thế nào. Có một lần, tôi đã phạm lỗi trong giờ kiểm tra môn Tiếng Anh. Đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại lần dại dột đó, tôi vẫn thấy xẩu hổ và hối hận vô cùng.

  • Thân bài:

Hồi ấy, tôi vốn là một học sinh giỏi Tiếng Anh của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm cao khiến cô giáo rất hài lòng. Mỗi lần được gọi lên phát biểu, tôi đều trả lời chuẩn xác trước con mắt thán phục của bạn bè. Có một lần, trong giờ Tiếng Anh ôn tập, tôi đã không học bài. Bởi tối hôm trước đó, trên ti vi chiếu một bộ phim hoạt hình mà tôi rất thích, tôi đã xem đến quên cả thời gian. Đến khi hết phim thì đã 10 giờ mất rồi. Thế rồi tôi chủ quan, nghĩ rằng mình đã có điểm kiểm tra miệng rồi nên cô sẽ không gọi nữa đâu. Chính bởi vậy nên tôi đã yên tâm đi ngủ.

Nhưng rồi hôm sau đến lớp, có một chuyện bất ngờ đã xảy ra khiến tôi ngỡ ngàng. Hôm ấy, cô cho lớp tôi kiểm tra 15 phút. Khi cô ghi đề lên bảng, tôi ngơ ngác, ngồi im như bất động. Nhìn đề bài lạ lẫm, tôi rươm rớm nước mắt, hơi thở như nghẹn lại. Bạn Lan bên cạnh phải nhắc nhở: “Chép đề bài đi kìa!”. Tiết kiểm tra hôm ấy như kéo dài vô tận. Tôi cứ viết rồi lại xóa vì thấy tất cả đều vô nghĩa. Vì lo sợ nên đầu óc cứ rối cả lên, không nghĩ được cái gì. Đầu tôi nóng bừng bừng. Thời gian làm bài đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, lo âu mãi.

Tuần sau, cô giáo trả bài. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 5, tim tôi thắt lại. Đó là lần đầu tiên tôi thấp điểm đến thế. Tuy không bị dưới trung bình nhưng số điểm ấy tôi không thể nào chấp nhận được.

Rồi không để cho ai kịp nhìn thấy điểm bài kiểm tra và cố giữ nét mặt thản nhiên để che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với cô, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Tôi quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý. Cô giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to: “Tám ạ!”. Tôi thấy cô khẽ dừng lại rồi cô gọi tiếp bạn khác. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc cô giáo sẽ không để ý đâu vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Trên đường đi học về, tôi cứ suy nghĩ mãi, nghĩ về những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tôi nghĩ về tình yêu thương và sự tin tưởng của cô dành cho tôi, nghĩa về lúc cô khẽ dừng lại như có chuyện gì đó bất thường xảy ra. Lẽ nào nào cô đã biết tôi nói dối điểm bài kiểm tra?… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong tôi. Tôi không xứng đáng với sự kì vọng đó của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Tối hôm ấy, tôi trằn trọc cả đêm không ngủ được, nỗi ân hận cứ bám theo tôi. Và thế là tôi đã quyết định sẽ thú nhận tất cả và xin lỗi cô giáo. Ngày hôm sau đến lớp, tôi đã gặp cô và trình bày rõ mọi việc, xin lỗi cô và nói sẽ chịu trách nhiệm về việc làm ngu ngốc của mình. Cứ tưởng sẽ bị cô mắng và kỉ luật, ấy vậy mà cô chỉ nhẹ nhàng nhìn, xoa đầu tôi và nói: “Cuộc đời này không ai là không mắc sai lầm cả. Quan trọng là ta phải biết nhận ra và sửa đổi lỗi lầm của mình. Cô sẽ cho em cơ hội gỡ điểm và hy vọng đây là một bài học cho em, mong em sẽ không tái phạm nữa”. Lúc ấy, tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô vì cô đã tha thứ cho mình.

Mấy ngày sau, cô có một bài kiểm tra nhanh lấy điểm. Tôi là người nộp bài đầu tiên. Số điểm bài kiểm tra hôm ấy sẽ được bổ sung vào bài kiểm tra trước đó. Tôi vô cùng vui mừng, không phải vì có điểm số cao mà vì đã được cô tha thức, được sữa chữa lỗi lầm của mình.

  • Kết bài:

Đến bây giờ, tuy chuyện đã xảy ra khá lâu rồi, thời gian đã đẩy lùi chúng vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận và xấu hổ vẫn luôn bám theo tôi. Tôi luôn ghi nhớ và coi đó là một bài học quý báu cho mình. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ mắc lại lỗi lầm đó một lần nữa.

Xem thêm:

2 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.