Chất trữ tình – chính trị trong bài thơ Việt Bắc

chat-tru-tinh-chinh-tri-trong-bai-tho-viet-bac

Chất trữ tình – chính trị trong bài thơ Việt Bắc.

Tính trữ tình:

– “Việt Bắc” thể hiện niềm tự hào, niềm vui hân hoan của nhà thơ. Đó là tình cảm cách mạng: tình đồng chí, đồng đội, tình cảm đối với nhân dân, với Đảng, với lãnh tụ, tinh thần quốc tế vô sản.

Tính chính trị:

– “Việt Bắc” đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn với cả dân tộc: Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc để trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

– Cảm hứng của Tố Hữu trong đoạn thơ là hướng đến cuộc kháng chiến hào hùng và chiến thắng vẻ vang của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

Nhận xét:

– Chất thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu lại được thể hiện ở giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình ngọt ngào, là giọng của tình thương mến. Đó là lối hát đối đáp quen thuộc của ca dao được trở đi trở lại trong từng chữ bài thơ “Việt Bắc”. Vì thế, toàn bài thơ trở thành khúc hát ân tình nồng thắm với tình thơ tha thiết, điệu thơ ngọt ngào, nhẹ nhàng như lời ru.

– Các khái niệm chính trị đi vào thơ Tố Hữu không hề khô khan mà được xúc cảm trở thành cảm hứng. Tố Hữu đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt tạo được một năng lượng lan truyền rộng khắp và rung cảm đối với người đọc.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.