Tính dân tộc đậm đà trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

tinh-dan-toc-dam-da-trong-bai-tho-viet-bac-cua-to-huu

Tính dân tộc đậm đà trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Xét về mặt nội dung, bài thơ “Việt Bắc” đã thể hiện được những vấn đề nóng bỏng mang vận mệnh dân tộc, thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến. Sáng tác bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu không chỉ thay lời nhân dân nói lên lòng biết ơn với Đảng, với Bác kính yêu mà ông còn thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với nhân dân Việt Bắc.

Tố Hữu ca ngợi tình cảm thủy chung sắt son của người dân Việt Bắc và người chiến sĩ cách mạng chính là ca ngợi truyền thống: “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Khí thế của cả dân tộc cùng ra trận thật hào hùng, mãnh liệt, không một thế lực nào có thể ngăn cản được.

Bài thơ “Việt Bắc” còn đánh dấu sự thành công của Tố Hữu ở phương diện nghệ thuật mang đậm tính dân tộc biểu hiện ở thể thơ, ngôn từ, nhạc điệu, hình ảnh. Tố Hữu vốn là người xứ Huế – nơi có những làn điệu dân ca ngọt ngào. Những lời ru của mẹ đã thấm vào tâm hồn thơ Tố Hữu, đi vào trang thơ của ông.

Bài thơ “Việt Bắc” được viết theo thể thơ lục bát với lối kết cấu đối đáp như câu hát giao duyên của đôi trai gái yêu nhau. Vì thế câu chuyện chính trị đã được tác giả chuyển hóa giống như câu chuyện tình yêu đôi lứa.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.