Đọc hiểu văn bản Đảo Sơn Ca (Lê Cảnh Nhạc) (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

Đọc hiểu văn bản:

Đảo Sơn Ca
(Lê Cảnh Nhạc)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Lê Cảnh Nhạc

– Lê Cảnh Nhạc là người đa tài, đã xuất bản bốn tập thơ, năm tập truyện ký; tác giả ca từ của hơn 100 ca khúc, hợp xướng; tác giả kịch bản nhiều chương trình nghệ thuật. Ông đã đoạt Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn 1990-1991; hai lần đồng Giải A – Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng (2009-2014 và 2014-2019)…

Hiện, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm.

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đảo Sơn Ca ra đời ngày 07/04/2016

– Thể loại: thơ bảy chữ.

– Bố cục 3 phần:

+ Phần 1 (Khổ thơ đầu tiên) cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối trên đảo.

+ Phần 2 (Khổ thơ thứ hai) vẻ đẹp của cuộc sống con người.

+ Phần 3 (Khổ thơ cuối cùng) hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.

II. Đọc hiểu văn bản Đảo Sơn ca.

1. Cảnh sắc của thiên nhiên trên đảo.

– Quả bàng xanh non mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca.

– Hoa giấy nở đỏ rực một vùng trời, tiếng chim hót líu lo trước hiên nhà tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

2. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo.

– Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao.

– Mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến.

Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ tạo ra cảm giác bình yên, thanh tịnh vô cùng, gần gũi như đã gắn bó từ lâu.

3. Hình ảnh anh lính trẻ.

– Người lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh.

– Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.

III. Tổng kết.

– Nội dung:  Bài thơ nói về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của những con người nơi đây, cụ thể là vẻ đẹp của người lính canh giữ hải đảo, yêu quý và cảm phục những con người đang ngày đêm vất vả, hi sinh vì Tổ quốc.

– Nghệ thuật: Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người. Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.

* Đoạn văn cảm nhận văn bản Đảo Sơn ca.

Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và con người  Đảo Sơn Ca bình dị, gần gũi, thanh bình: Mái chùa cong vút như trong những câu truyện cổ tích mà ta thường được các bà, các mẹ kể; tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát, tuy vậy cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến, anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ. Từ những điều mộc mạc, giản dị đó mà tác giả đã giúp chúng ta liên tưởng đến khung cảnh tuyệt đẹp của đảo Sơn Ca.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang