Làm rõ phong cách Xuân Diệu qua nhận định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”

lam-ro-phong-cach-xuan-dieu-qua-nhan-dinh-cai-quan-trong-trong-tai-nang-van-hoc-la-tieng-noi-cua-minh-la-cai-giong-rieng-biet-cua-chinh-minh-khong-the-tim-thay-trong-co-hong-cua-bat-ki-mot-nguoi-na

Nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
Anh/chị hãy phân tích một số bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu để làm rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.

1. Giải thích ý kiến.

“Tài năng văn học”: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật. Tài năng văn học còn là cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn nhà thơ có tài.

“Tiếng nói của mình, cái giọng riêng biệt của chính mình”: Là cách diễn đạt, cách thể hiện độc đáo của một cá nhân về vấn đề nào đó.

“Không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”: Duy nhất, không thể có người thứ hai giống mình.

Nhận định là cách nói hình ảnh có tính chất đúc kết về cái quan trọng của những tài năng văn học lớn. Đó là: Một nghệ sĩ có tài phải là người có phong cách riêng độc đáo, không lẫn với bất cứ ai, không giống với bất cứ người nào.

2. Lí giải.

– Phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ là một cái gì đó bền vững, xuyên suốt, lặp đi lặp lại trong các sáng tác trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nói cách khác phong cách là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo.

– Phong cách nghệ thuật biểu hiện ở cái nhìn có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt, ở hệ thống hình tượng, ở các phương diện nghệ thuật…

– Điều quan trọng trong tài năng của người nghệ sĩ là cái riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể bắt chước, làm theo. Đây vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá vị trí của nghệ sĩ ấy trên văn đàn. Cái riêng ấy sẽ giúp họ ghi được dấu ấn trên nền văn học, được người đọc yêu mến, tôn vinh.

3. Phân tích, chứng minh:

Phân tích một số bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu để làm rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.

* Thơ Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới nhưng đồng thời cũng mang đậm bản sắc riêng của cái tôi trong thơ Xuân Diệu.

– Đó là cái tôi tích cực, mãnh liệt, lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, khát khao tận hưởng, cống hiến ngay trên thiên đường trần thế này. Cái tôi mang giọng điệu vồ vập, vội vàng, cuống quýt… Dù khi vui hay khi buồn đều nồng nàn, tha thiết.

– Cái nhìn của Xuân Diệu là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên luôn hiện ra với vẻ đẹp xuân tình.

– Thơ Xuân Diệu tiêu biểu cho tinh thần lãng mạn. Mỗi tiếng thơ như một cơn lũ cảm xúc tuôn chảy, câu nọ gọi câu kia, hình ảnh này gọi hình ảnh kia trong một hơi thơ dồi dào, lôi cuốn.

– Mỗi thi phẩm của Xuân Diệu đều có một cấu tứ khá chặt chẽ, không chỉ phơi trải tình cảm một cách đơn thuần, thi sĩ còn đưa ra những quan niệm, những triết lí về tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc, thời gian…

– Xuân Diệu có những nỗ lực, có những cách tân thơ tiếng Việt bằng sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc thơ phương Tây, sáng tạo những điệu nói, những cách nói mới, phát huy được triệt để các giác quan trong cảm nhận.

Lưu ý: Học sinh chọn các bài thơ tiêu biểu như Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới… để minh họa cho từng đặc điểm trên của phong cách thơ Xuân Diệu.

3. Bình luận.

– Phong cách độc đáo chính là yếu tố quyết định tài năng và sức sống của tác phẩm.

– Xuân Diệu đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn bởi giọng điệu riêng biệt của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.

Bài văn tham khảo:

  • Mở bài:

– Nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.

– Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Qua sáng tác của mình, ông đã in được dấu vào nền văn học với một giọng riêng biệt, độc đáo hiếm thấy.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

– Tài năng văn học: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật. Tài năng văn học còn là cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn nhà thơ có tài.

– Tiếng nói của mình, cái giọng riêng biệt của chính mình : Là cách diễn đạt, cách thể hiện độc đáo của một cá nhân về vấn đề nào đó.

– Không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác: Duy nhất, không thể có người thứ hai giống mình.

 Nhận định là cách nói hình ảnh có tính chất đúc kết về cái quan trọng của những tài năng văn học lớn. Đó là: Một nghệ sĩ có tài phải là người có phong cách riêng độc đáo, không lẫn với bất cứ ai, không giống với bất cứ người nào.

2. Bình luận ý kiến:

– Phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ là một cái gì đó bền vững, xuyên suốt, lặp đi lặp lại trong các sáng tác trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nói cách khác phong cách là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo.

– Phong cách nghệ thuật biểu hiện ở cái nhìn có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt, ở hệ thống hình tượng, ở các phương diện nghệ thuật…

– Điều quan trọng trong tài năng của người nghệ sĩ là cái riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể bắt chước, làm theo. Đây vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá vị trí của nghệ sĩ ấy trên văn đàn. Cái riêng ấy sẽ giúp họ ghi được dấu ấn trên nền văn học, được người đọc yêu mến, tôn vinh.

* Phân tích một số bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu để làm rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.

– Thơ Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới nhưng đồng thời cũng mang đậm bản sắc riêng của cái tôi trong thơ Xuân Diệu. Đó là cái tôi tích cực, mãnh liệt, lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, khát khao tận hưởng, cống hiến ngay trên thiên đường trần thế này. Cái tôi mang giọng điệu vồ vập, vội vàng, cuống quýt…Dù khi vui hay khi buồn đều nồng nàn, tha thiết.

– Cái nhìn của Xuân Diệu là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên luôn hiện ra với vẻ đẹp xuân tình.

– Thơ Xuân Diệu tiêu biểu cho tinh thần lãng mạn. Mỗi tiếng thơ như một cơn lũ cảm xúc tuôn chảy, câu nọ gọi câu kia, hình ảnh này gọi hình ảnh kia trong một hơi thơ dồi dào, lôi cuốn.

– Mỗi thi phẩm của Xuân Diệu đều có một cấu tứ khá chặt chẽ, không chỉ phơi trải tình cảm một cách đơn thuần, thi sĩ còn đưa ra những quan niệm, những triết lí về tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc, thời gian…

– Xuân Diệu có những nỗ lực, có những cách tân thơ tiếng Việt bằng sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc thơ phương Tây, sáng tạo những điệu nói, những cách nói mới, phát huy được triệt để các giác quan trong cảm nhận.

Lưu ý: Chọn các bài thơ tiêu biểu như Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới… để minh họa cho từng đặc điểm trên của phong cách thơ Xuân Diệu.

  • Kết bài:

– Phong cách độc đáo chính là yếu tố quyết định tài năng và sức sống của tác phẩm văn học.

– Xuân Diệu đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn bởi giọng điệu riêng biệt của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.