Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ hoặc cụm từ

mo-rong-thanh-phan-chinh-cua-cau-bang-cum-tu-hoac-cum-tu

Mở rộng thành phần chính của câu bằng từ và cụm từ.

I. Mở rộng thành phần chính của câu là gì?

– Mở rộng thành phần chính của câu là dùng từ hoặc cụm từ thêm vào câu nhằm làm tăng sức biểu đạt của câu.

II. Các cách để mở rộng thành phần câu.

1. Thêm thành phần trạng ngữ.

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung thêm ý nghĩa và thông tin cho người đọc về các thành phần chính của câu như: thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích hay phương tiện,….

– Trong câu mở rộng, trạng ngữ được sử dụng để bổ sung trực tiếp ý nghĩa cho chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu một số phương thức bổ sung trạng ngữ để tạo câu mở rộng thành phần có thể kể đến:

a. Bổ sung trạng ngữ cho chủ ngữ:

– Trực tiếp trạng ngữ vào thành phần chủ ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về chủ thể muốn nói tới.

Ví dụ:

+ Cậu bé (ngồi cuối lớp) là bạn thân của Lan.

→ Trạng ngữngồi cuối lớp được bổ sung để bổ trợ cho chủ ngữ “cậu bé”

b. Bổ sung trạng ngữ cho vị ngữ:

– Bổ sung trực tiếp trạng ngữ vào thành phần vị ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về hành động, tính chất muốn nói tới.

Ví dụ:

+ Anh ấy lại xe rất cẩn thận.

→ Trạng ngữ “rất cẩn thận” được bổ sung để bổ trợ cho vị ngữ “lái xe”.

c. Tách trạng ngữ thành câu riêng:

– Trong một số trường hợp nhất định, trạng ngữ được thánh thành một thành phần hay một câu riêng có ý nghĩa nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc của người nói về sự việc. Thông thường, trong trường hợp này, trạng ngữ đứng cuối câu sẽ được tách riêng thành một câu riêng.

Ví dụ:

+ “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền (Nam Cao)

→ Lúc này trạng ngữ “để khỏi tốn tiền” được tách riêng ra 1 câu với mục đích nhấn mạnh lý do tại sao hắn uống ít rượu.

2. Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu.

– Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hay  các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo từ các cụm chủ vị.

a. Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):

Một số ví dụ câu có chủ ngữ là 1 cụm C-V là:

+ Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.

→ Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị

+ Bà đi lễ ở đình về chia quà cho các cháu.

→ Chủ ngữ: Bà đi lễ ở đình là một cụm chủ vị

+ Cái xe anh ấy mới mua là một chiếc xe đắt tiền.

→Chủ ngữ: Cái xe anh ấy mới mulà một cụm chủ vị

+ Dì Năm đến khiến bố mẹ anh ấy rất vui.

→ Chủ ngữ: Bác Hai đến là một cụm chủ vị

b. Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:

Ví dụ:

+ Người phụ nữ ấy làm việc không lúc nào ngơi.

→ Vị ngữ: làm việc không lúc nào ngơi là một cụm chủ vị

+ Quyển sách này được làm hình ảnh rất đẹp.

→ Vị ngữ: làm hình ảnh rất đẹp là một cụm chủ vị

+ Ông lão có mái tóc đã bạc phơ.

→ Vị ngữ: mái tóc đã bạc phơ là một cụm chủ vị

+ Đại đội trưởng Quang có khuôn mặt nghiêm khắc.

→ Vị ngữ: khuôn mặt nghiêm khắc là một cụm chủ vị

+ Cái ghế có chỗ để tay bị hỏng.

→Vị ngữ: chỗ để tay bị hỏng là một cụm chủ vị

c. Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V:

Ví dụ:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.

→ Thành phần phụ ngữ: thầy giáo vừa ra.

+ Hương lúa nếp đang trổ trên cánh đồng đã in sâu vào tâm trí của tôi.

→ Thành phần phụ ngữ: đã in sâu vào tâm trí của tôi.

+ Chúng tôi cũng không nhớ anh ấy ăn hết bao nhiêu bát cháo

→ Thành phần phụ ngữ: anh ấy ăn hết bao nhiêu bát cháo.

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước.

→ Thành phần phụ ngữ: các cháu mai sau lớn lên thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.