Nghị luận: Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim không thành công mà nguyên nhân là tại đạo diễn

nghi-luan-moi-nguoi-deu-coi-cuoc-song-cua-minh-nhu-mot-bo-phim-khong-thanh-cong-ma-nguyen-nhan-la-tai-dao-dien

Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim không thành công mà nguyên nhân là tại đạo diễn.

1. Giải thích:

– Bộ phim không thành công là cuộc đời không được như mong muốn hoặc chỉ toàn thất bại.

– Đạo diễn: là người sắp đặt, tổ chức nên bộ phim, ở đây muốn nói đến yếu tố khách quan bên ngoài gây nên sự thất bại trong cuộc đời mỗi con người.

⇒ Ý nghĩa câu nói: Như một lời nhắc nhở nghiêm khắc dành cho tất cả mọi người. Trước những khó khăn, thất bại đừng nên đổ lỗi cho các yếu tố khách quan bên ngoài, hãy dũng cảm thừa nhận hạn chế, sai lầm của bản thân nếu muốn có được thành công trong cuộc sống.

2. Bàn luận.

– Vì sao mỗi người đều coi cuộc đời mình là một bộ phim không thành công?

+ Suốt cuộc đời, mỗi người thường đặt ra cho mình rất nhiều những mục tiêu để phấn đấu. Việc đạt đến những mục tiêu đó cho họ cảm giác thành công.

+ Tuy nhiên tâm lí chung của con người là không bao giờ bằng lòng với những điều mình đã đạt được. Khi đạt được mục tiêu thứ nhất, họ lại đặt ra những mục tiêu mới và nỗ lực phấn đấu vì chúng. Có nhiều mục tiêu mà con người không thể đạt tới, do đó mỗi người đều luôn có cảm giác không bằng lòng với những gì mình đang có. Chúng ta luôn mơ tưởng đến những điều chưa làm được và cho rằng cuộc đời mình thật bất hạnh.

– Vì sao con người luôn đổ lỗi nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cho những yếu tố bên ngoài?

+ Để dẫn tới sự thất bại bao giờ cũng có hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, con người thường ít khi chịu thừa nhận hạn chế, sai lầm của bản thân và thường đẩy lỗi lầm cho hoàn cảnh sống, cho những người xung quanh.

+ Việc đổ lỗi cho người khác dễ dàng hơn nhiều việc thừa nhận thất bại từ phía mình. Bởi khi ấy, con người phải chấp nhận sự kém cỏi của bản thân với chính mình và với người khác.

– Hậu quả của việc đổ lỗi lầm cho các yếu tố khách quan:

– Con người không nhận ra hạn chế, sai lầm, yếu kém của bản thân để điều chỉnh, khắc phục nên sai lầm sẽ nối tiếp sai lầm; Đổ lỗi cho yếu tố khách quan khiến con người thụ động, dễ chấp nhận hoàn cảnh, không nỗ lực vươn lên trước những khó khăn,…

3. Bài học nhận thức và hành động.

– Câu nói là lời nhắc nhở nghiêm khắc tất cả chúng ta: Hãy dũng cảm nhìn lại mình trước những khó khăn, thất bại thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài.

– Bản thân cần tu dưỡng, rèn luyện, dũng cảm nhận ra hạn chế của bản thân để nỗ lực phấn đấu vươn lên.

Nghị luận: “Bạn‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌chủ‌ ‌số‌ ‌phận‌ ‌mình”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.