on-tap-giua-hoc-ky-1-ngu-van-8

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1, Ngữ văn 8.

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1, Ngữ văn 8.

I. TIẾNG VIỆT.

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
2. Trường từ vựng.
3. Từ tượng hình, tượng thanh.
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
5. Trợ từ, thán từ.
6. Tình thái từ.

II. LÀM VĂN.

– Bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.


* NỘI DUNG CHI TIẾT.

Phần I. Tiếng Việt.

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

– Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

– Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

VD:

– Giáo dục:

+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…

+ Học sinh: Học sinh giỏi, Học sinh yếu…

2. Trường từ vựng.

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

VD:

+ Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…

3. Từ tượng hình, tượng thanh.

Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, con người.

VD:

+ Gợi tả hình ảnh: nho nhỏ, sừng sững, mập mạp,…..

+ Gợi tả dáng vẻ: thướt tha, đủng đỉnh, lon ton, khập khiễng,….

+ Gợi tả trạng thái: chậm chạp, vùn vụt, thoăn thoắt, lặng lẽ, tĩnh mịch….

Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

VD:

+ Mô phỏng âm thanh của tự nhiên: ầm ầm, tí tách, xào xạc, véo von, ríu rít, …

+ Mô phỏng âm thanh của con người: Khều khào, the thé, lanh lảnh,….

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

VD:

– chén, bắp, heo,…

Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

VD:

trẫm, khanh, qua, phao,…

5. Trợ từ, thán từ.

– Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

VD:

– những, có, chính, đích, ngay…

– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…

+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…

6. Tình thái từ.

– Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

– Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,…

– Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)

Phần II. Tập làm văn.

– Kiểu bài: Bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

– Chủ đề: một câu chuyện thể hiện tình yêu thương con người, một việc làm tốt, một trải nghiệm thú vị của bản thân,…..

VD:

Kể lại một việc làm tốt thể hiện tình yêu thương con người mà em đã nghe kể hoặc chứng kiến.

* DÀN Ý.

  • Mở bài:

– Tình huống, hoàn cảnh khiến em nhớ về kỉ niệm mà em nhớ mãi không quên.

  • Thân bài:

– Kỉ niệm đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Có những ai?

– Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc). Vừa kể vừa trình bày suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về các sự kiện, sự việc.

– Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Thái độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao?

– Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của sự kiện ra sao?

  • Kết bài:

– Những suy nghĩ, cảm nhận của em ở hiện tại về kỉ niệm đó: mỗi khi nghĩ về kỉ niệm đó em có cảm xúc gì đặc biệt.

– Hứa hẹn, mong ước.

Tham khảo:


Kể lại một chuyến đi (tham quan, du lịch,…) thú vị, đáng nhớ.

  • Mở bài:

– Giới thiệu về chuyến đi đáng nhớ của em: Vào dịp nào? Đi cùng ai? Địa điểm đến?,….

– Suy nghĩ chung về ý nghĩa của chuyến đi đó: đáng nhớ, không bao giờ quên,…

VD: Mỗi chuyến đi đều mang lại cho con người biết những trải nghiệm thiết thực và bổ ích. Từ bé đến giờ tôi đã có nhiều chuyến đi thú vị, nhưng có lẽ chuyến đi (tham quan, du lịch,…. đến…..) cùng (bạn bè, gia đình,…) là chuyến đi đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc nhất.

  • Thân bài:

1. Kể lại hành trình của chuyến đi:

– Tâm trạng và sự chuẩn bị trước khi đi:

+ Tâm trạng chờ đợi, hồi hộp, háo hức,…

+ Chuẩn bị: những đồ dùng cần thiết, sổ ghi chép,….

– Cảnh vật và các hoạt động:

+ Trên đường đi: di chuyển bằng phương tiện (Máy bay, Tàu hỏa, Ô tô…); những việc đã làm (ngắm nhìn phong cảnh, ngủ, trò chuyện cùng mọi người, nghĩ về nơi sắp đến…);…

+ Trong chuyến đi: tham gia các hoạt động của chuyến đi; thưởng thức những món ăn ngon…

+ Trên đường về: nghỉ ngơi, trò chuyện…

– Sự việc đáng nhớ xảy ra trong chuyến đi: gặp gỡ được những người bạn mới; được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp; thưởng thức những món ăn hấp dẫn; sự cố bất ngờ xảy ra, trải nghiệm thú vị khác…

– Cảm xúc, suy nghĩ sau chuyến đi: vui vẻ, hạnh phúc, biết ơn, tiếc nuối,…

  • Kết bài:

– Nêu cảm nhận về chuyến đi: Đó là một chuyến đi đày ý nghĩa, thật đáng nhớ, giúp tôi đã có được rất nhiều trải nghiệm quý giá…

– Hứa hẹn, mong ước sẽ đến một lần nữa.

Tham khảo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang