Phân tích nhân vật Gia-ve

phan-tich-nhan-vat-gia-ve

Phân tích nhân vật Gia-ve.

  • Mở bài:

Vích-to Huy-gô là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực. “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, một tiểu thuyết xuất sắc của Vích-to Huy-gô. Nổi bậc trong đoạn trích là hình tượng nhân vật Gia-ve và Giăng Van-găng. Đối lập với Giăng Van-giăng, một con người thánh thiện, giàu lòng yêu thương, Gia-ve là một tên mật thám đọc ác, đại diện cho một thể chế tàn bạo, vô nhân tính của nước Pháp lúc bấy giờ.

  • Thân bài:

Nhà văn đã dùng bút pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ có tính chất phóng đại để khẳng định: bộ dạng, ngôn ngữ và hành động của Gia-ve chẳng khác gì ác thú sắp vồ mồi:

* Ngoại hình:

– Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.

– Giọng nói hách dịch, sắc điệu âm thanh “man rợ, điên cuồng”.

– Thái độ đắc thắng khi cảm thấy cuộc săn đuổi Giăn -Van-giăng – một đối thủ xứng tầm – đã kết thúc (“Phá lên cười; Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!”). Tiếng thét “Mau lên” nghe như tiếng thú gầm phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt như cái móc sắt.

– Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.

– Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Giăng Van-giăng”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra”).  Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hàm răng.

– Muốn thể hiện ta đây làm việc minh bạch, không khuất tất (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”).
* Thái độ và cách ứng xử:

– Đối với Phăng-tin:

+ Quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh.

+ Dùng lời lẽ thô bỉ, tàn nhẫn, mạt sát Phăng-tin.

+ Tàn nhẫn chà đạp lên niềm hi vọng tìm gặp con của Phăng- tin.

+ Trước cái chết của Phăng- tin: tiếp tục quát tháo giục Giăng-Van-giăng.

→ Lạnh lùng, độc ác, tàn nhẫn trước nỗi đau khổ của con người.

– Nội tâm của hắn còn được khắc họa qua thái độ và cách cư xử độc ác với Phăng-tin, người đàn bà tội nghiệp đang hấp hối và trước cái chết của cô:

+ Trước khi Phăng-tin tắt thở: ngôn ngữ và hành động man rợ, điên cuồng, hung hãn đối với Giăng Van-giăng: độc ác, tàn nhẫn vùi dập niềm tin và hi vọng của Phăng-tin

+ Sau khi Phăng-tin tắt thở: tiếp tục quát tháo đời bắt Giăng Van-giăng, không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin mặc dù chính hắn là kẻ gây ra cái chết ấy con quỷ dữ không còn lương tâm

→ Với sự vô cảm, vô tình, Gia-ve đã gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin (qua kết luận đanh thép của Giăng-Van-giăng).

– Đối với Giăng-Van-giăng:

+ Trước sự chứng kiến của Phăng-tin: Đe dọa, uy hiếp, hống hách.

+ Trước hành động của Giăng- Van giăng khi Phăng-tin chết: Bị áp đảo thì run sợ, hèn nhát.

→ Thế nhưng, dù hung bạo đến thế, hắn vẫn tỏ ra sợ hãi trước thái độ cứng rắn của Giăng Van-giăng (“Sự thật Gia-ve run sợ”).

* Nhận xét:

-Gia-ve đã bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó nhà trung thành của XH tư bản tàn bạo sẵn sàng bóp chết một cách tàn nhẫn niềm hi vọng, nguyện vọng nhỏ bé nhất, nhân đạo nhất, thậm chí cả mạng sống đã mong manh như chiếc lá rụng của con người khốn cùng. Tuy nhiên hắn cũng tỏ ra hết sức hèn nhát và hoàn toàn bất lực trước cái uy thế áp đảo, cái lớn lao, cái cao cả và những hành động vô cùng nhân đạo và cao thượng của Giăng- Van-giăng.

+ Như vậy, dưới ngòi bút của V. Huy-gô, Gia-ve hiện lên như một kẻ không tim. Đó là một “cỗ máy”, một thứ công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.

+ Khi nói về Gia-ve, người kể chuyện không giấu giếm thái độ căm ghét. Qua lời kể hoặc qua cách nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm, con người Gia-ve được định danh bằng những cụm từ như: “bộ mặt gớm ghiếc”, “tên chó săn Gia-ve”; “không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”… Toàn bộ con người Gia-ve toát lên vẻ độc ác, tàn nhẫn, lạnh lùng. Ấn tượng đó được tạo nên bởi cách tái hiện nhân vật của người kể chuyện.​

  • Kết bài:

Qua nhân vật Gia-ve, đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc đối đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời qua đó đã gửi gắm thông điệp đầy ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương con người có thể giúp ta vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đem đến ánh sáng hi vọng cho tương lai. Tác phẩm cho thấy giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của tác giả.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.