So sánh kết thúc truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

So sánh kết thúc truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài’ của Nguyễn Huy Tưởng

  • Mở bài:

+ Giới thiệu hai tác giả và hai tác phẩm:

+ Giới thiệu luận đề: 2 văn bản với hai kết thúc đặc biệt, gửi gắm quan niệm nghệ thuật của tác giả.

  • Thân bài:

1. Vai trò của “cái kết” trong mỗi tác phẩm tự sự:

– Kết thúc truyện có vai trò giải quyết mọi mâu thuẫn xung đột, chuyển tải thông điệp của tác giả, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tác phẩm tự sự.

2. Giới thiệu chung về “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Vĩnh biệt Cửu trùng đài” (trích Kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng.

+ Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

+ Nguyễn Huy Tưởng là nhà viết kịch nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. “Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử. Tác phẩm “Vũ NHư Tô” là cách nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân…Đây là một kiệt tác làm nên thành công của Nguyễn Huy Tưởng.Vị trí đoạn trích ở hồi 5 ( hồi cuối của tác phẩm)

3. Phân tích, so sánh hai cách kết thúc của hai tác phẩm:

– Kết thúc truyện ẩn chứa quan niệm nghệ thuật mà tác giả gửi gắm, góp phần làm nên thành công của hai tác phẩm.

a. Điểm giống nhau giữa hai kết thúc: Sau khi sáng tạo ra cái đẹp, nhân vật chính ra pháp trường, đón nhận cái chết.

– Thông qua cái chết của nhân vật, tác giả gửi gắm quan niệm về số phận người nghệ sĩ giữa cuộc đời, quan niệm về nghệ thuật và đời sống.

– Hai tác phẩm đều có cách kết thúc bất ngờ : Các chết của những thiên tài.

b. Điểm khác nhau:

“Chữ người tử tù’ (Nguyễn Tuân): người sáng tạo ra cái đẹp chết nhưng cái đẹp vẫn được nâng niu, gìn giữ, vẫn bất tử và toả sáng dù được sinh ra nơi dơ bẩn, tối tăm. Người sáng tạo ra cái đẹp dù đi đến cái chết vẫn ung dung, thanh thản. →  Vì đó là cái đẹp gắn với cái thiện, là cái tài gắn với cái tâm, cái đẹp ấy đã nâng đỡ con người (viên ngục quan) nên trở thành bất tử.

“Vĩnh biệt Cửu trùng đài” (Nguyễn Huy Tưởng): người sáng tạo ra cái đẹp chết, cái đẹp cũng bị huỷ diệt. Người nghệ sĩ ra đi với câu hỏi lớn, với mâu thuẫn không thể giải quyết. Vì đó là cái đẹp đi ngược lại với quyền lợi, với cuộc sống của nhân dân, cái đẹp không vì con người nên bị huỷ diệt.Bi kịch Vũ Như Tô đã thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn đề muôn thuở : Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.

c. Đánh giá về ý nghĩa của 2 kết thúc:

– Dù có điểm khác nhau nhưng cả hai kết thúc đều hướng người đọc đến nhận thức về:

+ Mối quan hệ giữa cái đẹp giữa người nghệ sĩ với con người, với cuộc đời.

+ Chỉ khi nào người nghệ sĩ nhận thức đúng đắn vấn đề này thì sự sáng tạo của họ mới trở nên bất tử

Đặt ra vấn đề về người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Nhân vật Huấn Cao: nhân vật trung tâm của một truyện ngắn lãng mạn.

– Nhân vật Vũ Như Tô: nhân vật trung tâm của một vở kịch lịch sử (bi kịch lịch sử).

5. Lí giải sự tương đồng khác biệt trong hai tác phẩm:

– Do hoàn cảnh sáng tác, do phong cách và quan niệm của mỗi nhà văn về nghệ thuật cuộc sống

– Nhân vật Huấn Cao: Huấn Cao chết là sự hy sinh của người anh hùng được nhân dân kính trọng, ngưỡng mộ, thương xót. Trước giây phút ra pháp trường, ông vẫn sáng tạo cái đẹp, một con người rất mực tài hoa, coi thường cái chết. Đối với nhân dân, ông là người anh hùng, vị cứu tinh của họ. Căn nguyên cho bi kịch của Huấn Cao là sự tương phản giữa khát vọng, lí tưởng đẹp đẽ cao khiết về cái đẹp của người nghệ sĩ, người anh hùng và hoàn cảnh xã hội tăm tối (xã hội phong kiến suy tàn).

– Nhân vật Vũ Như Tô: Vũ Như Tô chết dưới lưỡi dao của nhân dân bởi họ cho rằng ông với việc xây Cửu Trùng đài là nguyên nhân dẫn đến cảnh cơ cực, lầm than trong thiên hạ. Họ trách móc, oán thán, căm ghét ông. Nhân dân xem ông và bạo chúa là cùng một phe. Đối với nhân dân, Vũ Như Tô là một tội nhân. Căn nguyên cho bi kịch của Vũ Như Tô: không chỉ do sự mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật kì vĩ của ông và bối cảnh xã hội phong kiến thối nát mà còn do sự “ngây thơ”, “mơ mộng” của chính ông trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật cao siêu thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô đắm mình trong niềm đam mê nghệ thuật có phần mù quáng, ảo vọng xa rời thực tế, cuộc sống của nhân dân.

6. Thông điệp của nhà văn:

– Qua 2 nhân vật, Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đã:

+ Gửi gắm quan niệm nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc:

+ Nguyễn Tuân với quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp luôn chiến thắng bất diện, đi liền với cái thiện. Nó cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả gửi gắm phương châm sáng tạo nghệ thuật phải là sự thăng hoa của cái tài và tâm.

+ Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa khát vọng của người nghệ sĩ và khát vọng của nhân dân, từ đó khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, vì con người. Người nghệ sĩ phải đặt lòng mình giữa cuộc đời.

+ Thể hiện tấm lòng tri âm, đồng cảm, trân trọng với số phận và vẻ đẹp của người nghệ sĩ trong lịch sử và cuộc sống

+ Bộc lộ phong cách nghệ thuật độc đáo của mình.

  • Kết bài:

– Gợi những suy nghĩ chung về vấn đề.

Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang