Suy nghĩ về tính tự ti và lòng tự tôn

suy-nghi-ve-tinh-tu-ti-va-long-tu-ton

Suy nghĩ về tính “tự ti” và lòng “tự tôn”.

  • Mở bài:

Trong cuốn “Psycho-Cybernetics”, tiến sĩ Maxell Maltz đã chỉ ra: “Sự tự đánh giá bản thân là yếu tố chủ chốt đối với tính cách và hành động của con người, nhưng hơn thế nữa, nó còn định ra giới hạn khả năng cho mỗi cá nhân… Nâng cao mình lên cũng có nghĩa là mở rộng thêm cơ hội cho mình ”. Câu nói ấy quả là một lời khuyên sâu sắc bởi cuộc sống là một chặng đường dài đầy chông gai. Nhưng ít ai vượt qua nó một trọn vẹn. Những thử thách và khó khăn là một phần của đoạn đường đó để giúp ta trưởng thành hơn qua từng ngày. Vậy khi đứng trước thử thách đấy, ta sẽ tỏ ra tự ti hay tự tôn để vượt qua nó?

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Tự ti” là hành vi tự quở trách bản thân, tự coi thường, đánh giá thấp chính mình, tự cho mình là kém hơn người khác, hoặc khiêm tốn thái quá. Người tự ti luôn để bản thân rơi vào trạng thái sợ hãi khi đứng trước đám đông, sợ phải nói ra cảm nghĩ của mình trước mặt nhiều người. Người tự ti còn có biểu hiện rụt rè, nhút nhát, sống nội tâm,…

– Ngược ại với tính “tự ti” là lòng “tự tôn”. “Tự tôn” là luôn tôn trọng giá trị bản thân mình, làm tất cả mọi việc để người khác không coi thường. Người tự tôn cảm nhận về phẩm chất, năng lực, giá trị của bản thân không để cho ai coi thường, coi khinh mình. Đó có thể là lòng tự hào dân tộc, hoặc có thể là tự biết đánh giá đúng giá trị, năng lực của bản thân.

2. Bàn luận:

* Tại sao không nên tự ti, hạ thấp bản thân mình?

Tự ti là một tính cách không tốt và chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả không hề nhỏ cho mỗi chúng ta. Khi ta tự ti chắc hẳn không ai biết được năng lực, phẩm chất của bản thân mình ra sao. Điều đó sẽ khiến chúng ta gặp muôn vàn khó khăn trong công việc, luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn người ta nên không dám lên tiếng hay phản bác. Hơn nữa, việc ta tự ti về năng lực sẽ kìm hãm cái tôi của bản thân. Để rồi khi đứng trước một vấn đề nào đó ta dễ bị bối rối.

Ngoài ra, tự ti còn khiến ta khó kết bạn vì luôn hạ thấp mình trước người khác và luôn khép mình lại. Đó là một điều không nên. Bởi nếu ta cứ mãi tự ti tức là ta đang tự viết cho bản thân ta hai chữ “THẤT BẠI”. Và đương nhiên cánh cửa thành công sẽ không thể chào đón những người tự ti được.

Thử hỏi nếu như Nguyễn Ngọc Ký cữ mãi luôn chìm đắm trong mặc cảm, tự ti về khuyết tật của bản thân liệu ông có thể trở thành một nhà giá ưu tú được không? Chắc hẳn là không rồi. Để có được thành công ấy ông đã phải nỗ lực hết mình. Nhưng quan trọng hơn là ông đã vượt qua được được sự tự ti của bản thân. Cô người mẫu Chantelle Brown Young chắc hẳn là nguồn cảm hững cho biết bao cô gái trên thế giới này. Vượt qua nỗi xấu hổ, sự tự ti về làn da bạch biến của bản thân, Chantelle Brown Young đã trở thành một nàng mẫu được săn đón trong các buổi trình diễn thời trang lớn. Chỉ cần hai tấm gương ấy thôi cũng đủ để ta thấy được rằng sự tự ti cần nhanh chóng bị loại trừ ra khỏi đời sống của chúng ta.

* Tại sao sống phải có lòng tự tôn?

Tự tôn là một đức tính tốt, là một tính cách cần có để đưa ta đến với đỉnh vinh quang, của sự thành công. Tính cách ấy là rất tốt nếu được thể hiện đúng chỗ, đúng thời điểm. Lòng tự tôn sẽ là nền tảng cho sự tự tin của ta trước mọi việc. Nó sẽ giúp bạn xử lý tình huống một cách điềm tĩnh và chắc chắn. Và khi có được sự tự tôn đấy, ta sẽ dám thể hiện bản thân trong xã hội để khẳng định vị trí của mình.

Hơn nữa khi có lòng tự tôn ta sẽ sống hết mình cho những mục đích, lí tưởng. Và như vậy là ta đã nắm được chìa khóa của thành công rồi. Bởi khi có nó ta sẽ kiên định với con đường mình đặt ra, kiên định với mẫu người mà mình định hướng. Không dừng lại ở đó, tự tôn giúp ta luôn chủ động tìm kiếm con đường, cơ hội cho bản thân. Sự chủ động ấy sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của mỗi chúng ta. Bởi trên bước đường thành công không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, nhút nhát sợ hãi cả thế giới được.

Thế nhưng, nếu ta thể hiện lòng tự tôn không đúng lúc thì nó sẽ biến ta thành kẻ tự cao, tự đại. Và rồi nó sẽ khiến ta chủ quan, coi khinh mọi thứ. Và khi không “biết mình biết ta” thì quả thực rất đáng để ta lo ngại.

* Cần làm gì để khắc phục sự tự ti của bản thân?

Trước hết mỗi người cần phải biết ý thức rằng tự ti là một tính cách không tốt và cần phải bị loại bỏ. Và mỗi người hãy luôn cố gắng rèn luyện sự tự tin cho bản thân mỗi ngày, trong mọi hoàn cảnh. Hãy luôn thể hiện năng lực của bản thân khi có cơ hội. Ta cũng không nên rụt rè, nhút nhát hay thu mình lại cần phải luôn mạnh dạn. Còn gia đình, cha mẹ cũng cần rèn luyện cho con em mình sự tự tin ngay từ khi còn bé. Luôn tìm mọi cách và cơ hội để khắc phục sự tự ti của con cái. Các thầy, cô giáo cũng cần khích lệ, tạo điều kiện để những bạn tự ti thể hiện bản thân, tự tin hơn thông qua những buổi thuyết trình, thảo luận, hay những buổi tọa đàm….

Và để lòng tự tôn luôn là đúng đắn và tốt đẹp hơn thì mỗi người hãy luôn ý thức rõ ràng ranh giới giữa tự tin và tự phụ rất mong manh. Đừng thể hiện lòng tự tôn không đúng lúc khiến nó trở nên phản cảm, gây khó chịu cho mọi người xung quanh ta. Gia đình, nhà trường cũng cần giáo dục cho con em mình hiểu đúng thực chất của tự tôn là tự đánh giá đúng thực chất của bản thân chứ không phải là tự cao, tự đại hay tự phụ. Có như vậy họ mới thể hiện lòng tự tôn đúng cách được.

Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống phi thường, không mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân để làm nên những kì tích, trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu người: chàng hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Nicck Vujicic….Những con người ấy thật đáng khen. Chính họ đã làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Tất cả cũng là nhờ vào việc họ đã chiến thắng được sự tự ti để khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống này.

Chúng ta không nên tự ti mà cũng không nên tự tôn quá mức. Bởi để thành công chúng ta cần loại trừ sự tự ti, đề cao sự tự tôn để chiếm lĩnh con đường ta đi. Tự ti và tự tôn là hai cách nhìn nhận bản thân khác nhau và buộc chúng ta phải lựa chọn đúng đắn để không phải hoài phí thời gian của tuổi trẻ. Hãy luôn tự tôn đúng mực, đúng thời điểm, hoàn cảnh nhé! Và cũng đừng nên để sự tự ti chế ngự tâm trí ta bởi: “Cuộc sống không phải để sợ maf là để hiểu. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớt mọi nỗi sợ hãi.” (Marie Curie).

* Phê phán:

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều tấm gương tốt về nghị lực sống mạnh mẽ, biết tự tôn bản thân để vượt qua số phận làm nên những điều phi thường thì vẫn còn rất nhiều người luôn tự ti, mặc cảm về ngoại hình, trình độ của bản thân. Họ luôn sợ hãi khi bị gọi đến tên, được phân công thuyết trình, báo cáo đều tìm cách khước từ, trốn tránh chỉ vì run sợ trước đám đông. Vẫn có những người khuyết tật luôn chìm đắm trong sự mặc cảm, tự ti để rồi trở thành gánh nặng cho chính những người thân…. Những người ấy đáng bị lên án và phê phán.

  • Kết bài:

Mọi người hãy nhớ rằng tự ti là điều không nên tồn tại. Nó mang đến cho ta chỉ là những cái hại mà thôi. Và để thành công thì mọi người cần phải luôn tự tin trong mọi hoàn cảnh nhé! Hãy nhớ rằng tự tôn là tốt nhưng thể hiện nó thế nào để trở thành một người văn minh, lịch sự và tốt đẹp hoàn toàn phụ thuộc vào chính nhận thức của chúng ta đấy.

Nghị luận: “Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin”.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị - Ăng -ghen - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.