Tác giả Thạch Lam

nha-van-thach-lam

TÁC GIẢ THẠCH LAM

1. Tiểu sử.

– Thach Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh ngày 7/7/1910, mất ngày 27/6/1942. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, quê ngoại ở Cẩm Giàng, Hải Dương.

– Thạch Lam là em ruột của hai nhà văn cũng thuộc nhóm này là Nhật Linh và Hoàng Đạo. Sau khi đỗ Tú tài, Thạch Lam đã thôi học cùng làm báo với hai anh trai và gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn. Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh Thiện Sỹ.

– Thạch Lam qua đời vì căn bệnh lao phổi khi chỉ ở tuổi 32, mặc dù cuộc đời ngắn ngủi thế nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam là vô cùng lớn.

2. Sự nghiệp văn học.

– Những buổi đầu, nhà văn Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn do người anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của văn đoàn này. Đến năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

– Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

– Hầu hết những tác phẩm của nhà thơ Thạch Làm đều được đăng báo trước khi in thành sách, một số những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến như:

  • Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937)
  • Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938)
  • Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939)
  • Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941)
  • Sợi tóc – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1942)
  • Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943)
  • Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940)

3. Phong cách sáng tác.

– Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.

– Đồng cảm với cuộc sống vất vả của người lao động trong xã hội cũ. Hầu hết nhân vật trong truyện của ông là những người lao động. Cây bút tài hoa trong lối sử dụng ngôn ngữ hiện thực miêu tả mà vẫn giàu chất thơ và cảm xúc. Ông diễn tả tâm trạng của nhân vật khiến cho người đọc đều có thể thấu cảm cùng họ.

– Những nhân vật trong các tác phẩm của ông dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng trong tâm hồn của hộ vẫn ánh lên cái chết lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch Lam ta thấy được sự yêu thương và quý trong con người với nhau hơn và cũng chính từ đó tác cảm thấy được sự thương cảm trong mỗi một con người.

– Nhà văn Thạch Lam – một cây bút giàu xúc cảm, qua những dòng thông tin trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp, cũng như những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn này.

– Có truyện ông viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con, sống một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ (trong tác phẩm Nhà mẹ Lê). Ngoài ra ông còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. Cuốn Hà Nội ba sáu phố phường được nhà văn Thạch Lam miêu tả lại có trong đó hương vị đậm đà của quê hương, nhưng cũng vô cùng gợi cảm.

– Văn của Thạch Lam không có tiếng súng của chiến tranh hay thúc sau thuế mạnh mẽ như những nhà văn khác nhưng nó vẫn khắc họa được tâm trạng cùng cực, đau đớn của nhân vật khi phải đối diện với hiện thực cuộc sống. Các tác phẩm của ông thường đi vào cuộc sống của những người dân nghèo, ông khai thác nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. Cốt truyện của Thạch Lam thường rất đơn giản hoặc là không có cốt truyện. Phong cách sáng tác đặc biệt theo lối kể chuyện tâm tình, giản dị nhưng sâu sắc, thâm trầm.

4. Những câu nói hay của Thạch Lam.

– “Biết bao kẻ đã vẽ ra trong tưởng tượng của mình về một thế giới khác, để hằng ngày làm những cuộc phiêu du vào chính cái thế giới mình vẽ ra”.

– “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

– “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên”.

5. Những nhận định về Thạch Lam.

– Ngay trong tác phẩm đầu tay (“Gió đầu mùa”), người ta đã thấy Thạch Lam đúng vào một phái riêng. Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp. Phải là người giàu tình cảm lăm mới viết được như vậy (Vũ Ngọc Phan).

– Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản. bình dị và sâu sắc, Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học (Nhà văn Nguyễn Tuân)

– Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội…Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi. Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cũng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo. Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông (Giáo sư Phạm Thế Ngũ).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.