Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh – Ngữ văn 8

tim-hieu-chung-ve-van-ban-thuyet-minh-ngu-van-8

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

I. Vai trò, đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người:

* Tìm hiểu 3 văn bản sgk/ 114,115

Mỗi văn bản đó trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?

+ Văn bản a: Trình bày lợi ích riêng của cây dừa, cái riêng này gắn với đặc điểm của cây dừa Bình Định.

+ Văn bản b: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây.

+ Văn bản c: Giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm riêng rất độc dáo.

Các văn bản trên là văn bản thuyết minh. Vậy khi nào ta dùng văn bản thuyết minh?

+ Khi nào cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng ( sự vật, sự việc, sự kiện,…)

Hãy kể thêm những văn bản cùng loại mà em biết.

+ Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Ôn dịch thuốc lá, Động Phong Nha,…

– Văn bản a: Trình bày ích lợi của cây dừa gắn với đặc điểm riêng của cây dừa Bình Định.

– Văn bản b: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.

– Văn bản c: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm riêng tiêu biểu của Huế.

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự ( hay miêu tả, biểu cảm, nghị luận ) không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?

+ Không phải vì: Văn tự sự phải có sự việc và nhân vật

+ văn bản miêu tả phải có cảnh sắc,con người và cảm xúc

+ Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ và luận chứng

Tóm lại đây là văn bản khác: là văn bản thuyết minh.

Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?

+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng:

VD: Cây dừa: Thân, lá, nước, cùi, sọ,… như thế nào?

Lá cây: Tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng như thế nào?

Huế: Cảnh sắc, các công trình kiến trúc, các món ăn…ntn?

+ Trình bày một cách khách quan.

Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?

+ Phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu một cách khách quan về đối  tượng để người đọc hiểu đúng đắn và khách quan về đối tượng đó.

Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?

+ Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan.

* Ghi nhớ: sgk/ 117

II. Luyện tập:

 Bài tập 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không?

a- Là văn bản thuyết minh, nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức về lịch sử. Cụ thể ở đây là nói đến cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Tri Châu Bạc Lạc Nông Văn Vân.

b- Là văn bản thuyết minh vì nó nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức về khoa học sinh học.Cụ thể là nói về dặc điểm, cuộc sống của loài giun đất.

Bài tập 2: Chỉ ra trong văn bản “ Thông tin về Ngày trái đất năm 2000” thuộc loại văn bản nào? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?

Văn bản “ Thông tin về Ngày trái đất năm 2000” là văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh khi nói về tác hại của việc sử dung bao bì ni lông làm cho lời đề nghị “ tích cực bảo vệ môi trường” có tích thuyết phục cao

Bài tập 3: Các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm nghị luận có sử dụng  yếu tố thuyết minh vì có tác dụng làm cho người đọc dễ hiểu và có sức thuyết phục cao hơn.

– Tự sự: giới thiệu sự việc, nhân vật

– Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian,…

– Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật.

– Nghị luận:giới thiệu luận điểm, luận cứ

* Liên hệ giáo dục : Cần biết kết hợp yếu tố thuyết minh để làm cho các văn bản khác hay hơn, bài viết rõ hơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.