Tóm gọn nội dung 4 truyện ngắn lớp 9 – Luyện thi văn 10

tom-gon-noi-dung-4-truyen-ngan-lop-9-luyen-thi-van-10-678

Làng (Kim Lân)

Đôi nét về tác giả: Kim Lân quê ở Bắc Ninh, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông.

Khái quát về tác phẩm: Được viết năm 1948, in trên tạp chí nghệ (số 1), là một tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Nội dung cơ bản: Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật ông Hai trong hai thời điểm:       .

Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Ông đau đớn, bẽ bàng đến mức “cổ… nghẹn ắng hẳn      lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được”, “nước mắt ông lão cứ giàn ra” khi trò chuyện với đứa con út. Một người vui tính, hay chuyện, mong ngóng tin tức của làng mình mà lúc này phải “vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác” rồi cúi gằm mặt đi thẳng, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ. Khi ở nhà, nhà ông “nằm vật ra giường”’, nhìn đàn con chơi đùa bất giác ông nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng Việt gian này. Ông băn khoăn khi kiểm điểm từng người trụ lại làng, “trằn trọc không sao ngủ được ”, “hết trở mình bên này lại trở mình bên thở “chân tay nhủn ra… như không cất lên được”.

Khi biết được tin làng theo giặc được cải chính: Tâm trạng ông Hai khác hẳn: ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con, lật đật báo tin với mọi người. Cảm động nhất chính là việc ông sung sướng, tự hào khoe nhà ông bị giặc đốt cháy như minh chứng cho sự hi sinh, đóng góp của gia đình ông vào sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tổng kết:

Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, gay cấn, miêu tả tâm lí nhân vật sinh động và chân thực qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại), ngôn ngữ trần thuật giản dị, gần gũi; nhà văn đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp: chân thật, mộc mạc nhưng đầy nhiệt tình với kháng chiến, hăng hái với cách mạng; tình yêu làng quê tha thiết, tình yêu nước sâu sắc luôn hòa quyện, thống nhất cùng nhau và gắn với sứ mệnh giải phóng dân tộc.

Đọc thêm: Cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân


Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Đôi nét về tác giả: Nguyễn Thành Long quê ở Quảng Nam, có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện ngắn và bút kí.

Khái quát về tác phẩm: Ra đời năm 1970, trích từ tập Giữa trong xanh, là kết quả sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài viết về cuộc sống mới, con người mới.

Nội dung cơ bản:

Bức tranh khung cảnh Sa Pa: Hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, thơ mộng, hữu tình với những rặng đào tươi tắn; cái đầu màu hoa cà của hoa tử kinh nổi bật trên màu xanh của rừng, nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo; mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương… Có thể nói, vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa hoàn toàn tương xứng và hài hòa với vẻ đẹp của con người lao động nơi đây.

Nhân vật anh thanh niên: Trong hoàn cảnh sống còn nhiều vất vả và công việc rất khó khăn (làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét), nhân vật vẫn thể hiện những phẩm chất rất tốt đẹp (có lí tưởng sống, quan niệm sống đúng đắn và say mê công việc, sống có trách nhiệm và trung thực; có ý chí, nghị lực và tinh thần trách nhiệm cao; sống có kỉ luật, nề nếp nhưng rất chu đáo, thân thiện và khiêm tốn). Đây chính là chân dung mang tính đại diện cho người lao động đang hết minh cống hiến cho nhân dân, Tổ quốc.

Tổng kết:

Với tình huống rất tự nhiên nhưng thú vị, kết họp hài hòa tự sự với miêu tả và nghị luận, khắc họa nhân vật từ nhiều điểm nhìn cùng những đoạn’ đối thoại, độc thoại tinh tế, chất thơ đậm đà từ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp đến những lời văn nhẹ nhàng, trong sáng; truyện đã thể hiện niềm yêu mến của tác giả đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc tích cực, những suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa cuộc đời khi sống và làm việc có lí tưởng, có khát vọng.

Đọc thêm:  Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa


Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Đôi nét về tác giả: Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

Khái quát về tác phẩm: Được đưa vào tập truyện cùng tên, viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện.

Nội dung cơ bản: Ngợi ca tình cha con thắm thiết qua nỗi niềm của hai nhân vật:

Người cha – nhân vật ông Sáu: Lần đầu tiên gặp con, thuyền còn chưa cập bến, ông đã nhảy thót lên bờ, bước vội vàng, vừa gọi vừa chìa tay đón con; trong những ngày đoàn tụ, ông tìm mọi cách để làm thân, để âu yếm, vỗ về, mong con gái nhận cha; giây phút chuẩn bị lên đường, ông xúc động nghẹn ngào rơi nước mắt; khi lại phải xa con lên đường chiến đấu, ông đã làm cây lược ngà để thực hiện lời hứa với con. Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, ông chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.

Người con – nhân vật Thu: Đầy ngạc nhiên, bất ngờ, thậm chí sợ hãi khi lần đầu tiên gặp cha; từ chối sự quan tâm, chăm sóc, mặc kệ những lời âu yếm, vỗ về của ông Sáu, Thu vẫn một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên vỡ òa ra bao nhiêu yêu thương, sung sướng, qua hành động ôm hôn thắm thiết, mạnh mẽ, hối hả như muốn bù đắp tình cảm cho những ngày trước đó.

Tổng kết:

Với tình huống rất éo le nhưng độc đáo, cốt truyện mang nhiều yếu tố bất ngờ, lựa chọn ngôi kể phù hợp có sự đan xen miêu tả, bình luận, suy nghĩ với giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, khắc họa nhân vật sinh động với diễn biến tâm lí tinh tế, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ; tác giả đã giúp ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của nhân dân ta thời chiến tranh qua việc ngợi ca tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng, càng thiêng liêng, cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn.

Xem thêm: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật bé Thu

Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

Đôi nét về tác giả: Lê Minh Khuê quê ở Thanh Hóa, là cây bút chuyên về truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế và sắc sảo, đặc biệt là tâm lí phụ nữ.

Khái quát về tác phẩm: Xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Tác phẩm mới, được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Đây là một trong những truyện ngắn đầu tay đặc sắc của tác giả.

Nội dung cơ bản: Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong ở một trọng điểm giao thông

– Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Thời gian làm việc kéo dài và không cụ thể; môi trường làm việc rất khắc nghiệt; tính chất công việc rất nặng nhọc, căng thang và vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi ở con người sự dũng cảm, bình tĩnh, nhanh nhẹn và khéo léo (đo khối lượng đất đá cần san lấp của mỗi hố bom mà địch gây ra và làm phát nổ những quả bom sót lại chưa nổ còn nằm trong đất). Nhưng với ba cô gái thì những điều ấy đã thành việc thường nhật; họ vẫn hoàn thành tốt mọi công việc.

– Vẻ đẹp phẩm chất: Tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam (sống có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành tốt mọi công việc được giao; anh dũng không sợ gian khổ, hi sinh; luôn trẻ trung, yêu đời; sống chan hòa, yêu thương nhau và luôn tin tưởng, lạc quan về thắng lợi cuối cùng của cách mạng). Nổi bật nhất là nhân vật Phương Định với vẻ đẹp đầy nữ tính, có chiều sâu và tính cách đặc trưng của một cô gái Hà Nội: có chút kiêu kì, duyên dáng, lãng mạn, giàu cảm xúc nhưng nhanh nhẹn, tỉ mi, rất dũng cảm và gắn bó keo sơn với đồng đội.

Tổng kết:

Với cách tạo dựng khung cảnh và không khí ấn tượng, chân thật, sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện đồng thòi là nhân vật trong truyện, khắc họa nhân vật sinh động với cách miêu tả tâm lí cụ thể, tinh tế, lời văn tự nhiên, tác giả đã thành công trong việc làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn; cũng chính là những con người mang vẻ đẹp tiêu biểu đại diện cho thê hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Xem thêm: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.