Tổng kết phần Văn – SGK Ngữ văn 8, Tập 2

Tổng kết phần Văn – SGK Ngữ văn 8, Tập 2

Câu 1. Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8 theo mẫu trong SGK.

Gợi ý:

Văn bảnTác giảThể loạiGiá trị nội dung
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tácPhan Bội ChâuThất ngôn bát cú đường luậtThể hiện phong thái ung dung, khí phách kiên cường của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Đập đá ở Côn LônPhan Châu TrinhThất ngôn bát cú đường luậtKhắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
Muốn làm thằng CuộiTản ĐàThất ngôn bát cú đường luậtTâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng tương lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hai chữ nước nhàTrần Tuấn KhảiSong thất lục bátMượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Nhớ rừngThế LữTự doMượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Từ đó, bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thở ấy.
Ông đồVũ Đình LiênNgũ ngônTình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Quê hươngTế HanhTự doKhắc họa một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài.
Khi con tu húTố HữuLục bátLòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Tức cảnh Pác BóHồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệtPhong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên vô bờ của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
Ngắm trăngHồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệtTình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ tăm tối.
Đi đườngHồ Chí MinhThất ngôn tứ tuyệtTừ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang.
Chiếu dời đôLý Công UẩnChiếuPhản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Hịch tướng sĩTrần Quốc TuấnHịchPhản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Nước Đại Việt taNguyễn TrãiCáoNước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… bất kỳ hành động xâm lược trái đạo lý nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
Bàn luận về phép họcNguyễn ThiếpTấuMục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Nếu muốn học tốt cần phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Thuế máuNguyễn Ái QuốcVăn xuôiVạch trần bộ mặt giả dối của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.

Câu 2. Nêu lên sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19. Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới”? Chúng “mới” ở chỗ nào?

Hãy chép lại những câu thơ em thích nhất, cho là hay nhất trong 4 bài thơ kể trên, chọn mỗi bài từ 2 đến 4 câu.

Gợi ý:

Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19:

– Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội) đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm trong thơ cổ, với số câu và số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng – trắc, phép đối và cách gieo vần rất chặt chẽ.

– Các văn bản trong bài 18, 19 thuộc thể thơ tự do (Nhớ rừng, Quê hương) và lục bát (Khi con tu hú) có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng, tự do hơn. Tuy nhiên, nó vẫn có những quy ước nhất định về số chữ, cách bắt vần riêng.

– Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, số chữ trong mỗi câu không hạn định trong số lượng nhất định, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang