tron-bo-10-de-thi-tuyen-sinh-10-mon-ngu-van-can-doc-ngay

Trọn bộ 10 đề thi tuyển sinh 10 môn Ngữ văn cần đọc ngay.

Trọn bộ 10 đề thi tuyển sinh 10 môn Ngữ văn cần đọc ngay.

Đề bài 1:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Newton từ nhỏ đã là một cậu bé ham suy nghĩ, khám phá. Vào một buổi chiều tối, đang nằm dưới cây táo trĩu quả chín trong vườn nhà, bỗng nhiên, một cơn gió thổi qua làm rụng một quả táo xuống người Newton. Trong đầu Newton lúc đó vụt qua một ỷ nghĩ: Tại sao quả tảo không hướng lên mà rụng xuống? Điều gì đã thu hút nó? Năm 1687, Newton đã phát biếu về định luật vạn vật hấp dẫn, giải thích giữa các thế có tác dụng hấp dẫn lẫn nhau.

Lực vạn vật hấp dẫn nghe có vẻ xa đối với cuộc sống chúng ta, nhưng thực ra nó tồn tại ngay bên cạnh con ngườu. Có vạn vật hấp dẫn nên chúng ta mới có môi trường sống ổn định. Không có vạn vật hấp dẫn thì Trái Đất không có tầng khí quyến, không có gió thổi, không có mưa rơi, con người không thế tồn tại…Và nếu như không có lực hấp dẫn, tấ cả những cá thế trên Trái Đất sẽ đều chuyến động tâm. Như vậy, Trái Đất sẽ động tan rã ”.

(Theo Phi Lan Hội, Khám phá khoa học Vật, Hoàng Lan Linh dịch, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2017)

Câu 1: (1 điểm) Hiện tượng vật lý nào được nói đến trong văn bản trên? Hiện tượng vật lý đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong đời sống con người?

Câu 2: (1 điểm) Xác định một số thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn thứ 2.

Câu 3: (1 điểm) Từ câu kết của đoạn văn: “Và nếu như không có lực hấp dẫn, tấ cả những cá thế trên Trái Đất sẽ đều chuyến động tâm. Như vậy, Trái Đất sẽ động tan rã ”, em có liên tưởng gì đến sự gắn kết giữa con người trong đời sống? Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi cá nhân trong cộng đồng “chuyển động li tâm”? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu).

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 : (3 điểm)

Trong bài viết “Cổng trời thất thủ”, nhà báo Khải Đơn ghi lại những hình ảnh xấu của giới trẻ tại chùa Linh Quý Pháp Ân, một địa điểm bỗng dung nổi tiếng sau khi xuất hiện trong đoạn phim ca nhạc “Lạc Trôi” của ca sĩ Sơn Tùng MTP:

“Bằng một sự kiêu căng hồn nhiên hay vô tâm bất cần, họ vứt lại giày rách, khẩu trang bẩn, vừa đi vừa hát như cắm trại, tay đeo găng, đầu đội nón bảo hiểm, áo quần son phấn kool ngầu trẻ đẹp. Và đó là một chuyến thăm chùa – nơi có nhiều tu sĩ tập luyện ngồi thiền và đọc kinh nhiều giờ mỗi ngày.

Họ bước vào nơi không phải nhà mình, nhổ nước bọt xuống và trở về nhà với những tấm ảnh đẹp rực rỡ… như người văn minh ích kỷ và trịch thượng.“.

(Theo https://news.zing.vn/cong-troi-that-thu-post717381 .html)

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên, hãy trình bày bằng một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

Câu 2: (4 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung trong đoạn trích sau:

“Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng :
– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”

(Trích Hoàng Lê nhất thống – Hồi thứ XIV, Ngô gia văn phái)

Từ đó, em hãy liên hệ đến thực tế, nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Gợi ý trả lời:

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Câu 1:

– Hiện tượng “lực vạn vật hấp dẫn” được nói đến trong văn bản.

– Lực vạn vật hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người: có lực vạn vật hấp dẫn nên chúng ta mới có môi trường sống ổn định. Không có lực vạn vật hấp dẫn thì Trái Đất không có tầng khí quyển, không có gió thổi, không có mưa rơi, con người không thể tồn tại.

Câu 2: Thuật ngữ: lực vạn vật hấp dẫn, chuyển động li tâm…

Câu 3:

– Nếu mỗi cá nhân trong cộng đồng “chuyển động li tâm”, sự gắn kết giữa người và người bị tan rã, đời sống chung trở nên u ám, tẻ nhạt bởi thiếu tình đoàn kết yêu thương.

– Trái Đất tự động tan rã và con người cũng tự hủy diệt nếu “chuyển động li tâm”. Cho nên, con người phải chung tay góp sức để làm cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn: bảo vệ môi trường, trao yêu thương cho nhau…

Phần làm văn (7 điểm):

Câu 1: Xem đá án tại đây:Suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng của giới trẻ ngày nay

Câu 2: Xem đáp án tại đây: Suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung.


Đề bài 2:

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.
Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về”.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Nxb Hội Nhà văn, 2013)

Câu 1: (1 điểm)

Chỉ ra một thành phần biệt lập và một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: (1 điểm)

Nêu nội dung của phần trích trên là gì?

Câu 3: (1 điểm)

Trong đoạn văn, người viết nhắc nhở: “Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên thì ta phải tham gia vào quả trình thiết lập ấy .

Riêng em, em đã làm gì để thiết lập sự bình yên cho ngôi nhà của mình ? Hãy viết về điều này bằng vài câu ngắn gọn.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 : (3 điểm)

Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức chương trình “Trường Sơn – Tiếng gọi non sông” và thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, nơi yên nghỉ của hơn 10.200 liệt sĩ trên khắp mọi miền đất nước. Hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa tốt đẹp của chương trình này.

Câu 2: (4 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm đất nước có chiến tranh qua các tác phẩm đã học.

—–Hết—–

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

– Thành phần biệt lập: “dù chỉ là một phần nhỏ” (thành phần phụ chú).

– Phép liên kết: phép lặp từ ngữ “sự bình yên”

Câu 2: 

Nội dung đoạn trích: Sự bình yên, niềm vui, hạnh phúc trong mỗi gia đình phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu và sự thấu hiểu của từng thành viên trong gia đình qua những hành động cụ thể: nụ cười, lòng vị tha, chia sẻ buồn vui,…

Câu 3:

Những việc cần làm để thiết lập sự bình yên cho ngôi nhà của mình:

  • Chia sẻ, gánh vác các công việc thường ngày.
  • Làm các việc tốt để đem đến niềm vui cho gia đình.
  • Tha thứ cho nhau khi đã biết nhận ra lỗi lầm và giúp nhau sửa đổi.

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây: Ý nghĩa của chương trình Trường Sơn tiếng gọi non sông

Câu 2 Xem đáp án tại đây: Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm đất nước có chiến tranh


Đề bài 3:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Hiệu ứng nhà kính chủ yếu do xã công nghiệp hóa, đại hóa đốt cháy quá nhiều than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 rất lớn. Tác động lớn nhất mà ứng nhà gây ra là hậu nóng lên, sông băng tan khiến cho nước biến dâng cao, khí hậu thất thường, bão biển tăng mạnh, đất đai khô cằn, diện tích sa mạc hóa mở rộng và nạn sâu bệnh nghiêm trọng hơn… Muốn ngăn chặn ứng nhà kính, giải pháp chủ yếu chính là giảm lượng khí thải CO2, trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chấm dứt hoạt động chặt phá rừng tràn lan. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm phải bảo vệ môi trường, chỉ khi cùng chung sức đồng lòng, chúng ta mới có thế giữ được khung cảnh non xanh nước biếc của nhiên”.     .

(Theo Đỗ Huệ, Vương Kim Yên, Khám phá khoa học Địa lý, Nguyễn Thúy Hằng dịch, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2017)

Câu 1: (1 điểm)

Chỉ ra hai thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2: (1 điểm)

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: (1 điểm)

Từ câu cuối của đoạn văn: “Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm phải bảo vệ môi trường, chỉ khi cùng chung sức đồng lòng, chúng ta mới có thế giữ được khung cảnh non xanh nước biếc của nhiên”, em hãy viết vài dòng nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân toàn cầu.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế Choắt đã nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

Lời trăng trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì về một thói xấu ở một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam và đang là vấn đề nóng khiến cả xã hội quan tâm ?

Câu 2: (4 điểm)

Cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Trãi viết:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vô trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”.
(Nguyễn Trãi – Bến đò xuân đầu trại)

Sau đó ba trăm năm, đại thi hào Nguyễn Du vẽ khung cảnh mùa xuân trong tác phẩm Truyện Kiều như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trang điểm một vài bông hoa”.
(Nguyễn Du – Cảnh ngày xuân)

Hãy trình bày cảm nhận của em về hai bức tranh mùa xuân mà các nhà thơ gửi gắm trên đây.

—–Hết—–

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Thuật ngữ: hiệu ứng nhà kính, khí thải.

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn văn: Giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó đối với môi trường và đời sống con người.

Câu 3:

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ môi trường với những ý cơ bản sau:

– Môi trường là nơi ở, là nguồn sống của con người.

– Chung tay bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi công dân.

– Cuộc sống con người càng phát triển, càng hiện đại đồng nghĩa với môi trường sông của chúng ta ngày càng bị tôn hại nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sông chúng ta và bảo vệ tương lai của cả nhân loại.

– Cần có những hành động thiết thực: hưởng ứng Ngày Trái Đất, Ngày Nước thế giới, gìn giữ, bảo vệ môi trường…

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây

Câu 2: Xem đáp án tại đây


Đề bài 4:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Nền kỉnh tế ít cacbon là một mô hình phát triển kinh tế vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa bảo vệ môi trường sinh. Nền kỉnh tế này lấy mục tiêu giảm thải khí nhà kính, áp dụng hệ thống phát triển kinh tế tiêu hao năng lượng, ít ô nhiễm. Qua việc phát các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt để thay thế cho than, dầu thô, từ đó giảm lượng khí cabonic, giảm hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Các nước trên thế giới đã bắt đầu ý thức được việc sử dụng nguồn năng lượng an toàn và mối nguy hiểm của thay đổi khỉ hậu. Thế giới đang đoàn kết lại và cùng nhau cố gắng để bảo vệ mái nhà chung”.

(Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh – Những thể kỷ kỳ lạ, Phúc Bình dịch, Nxb Phụ nữ, 2015)

Câu 1: (1 điểm)

Chỉ ra hai thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: (1 điểm)

Qua đoạn văn, em hiểu thế nào là nguồn năng lượng sạch ?

Câu 3: (1 điểm)

Từ câu cuối của đoạn văn “Thế giới đang đoàn kết và cùng nhau cố gắng để bảo vệ mái nhà chung ”, em hãy viết vài dòng nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân toàn cầu.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày suy nghĩ của em về những việc làm tử tế cần phải có trong cuộc sống.

Câu 2: (4 điểm)

Hãy trình bày cảm nhận của em về tình mẹ trong những câu thơ dưới đây:

CON CÒ

“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

(Con cò – Chế Lan Viên)

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Mẹ và Quả – trần Đăng Khoa)

—–Hết—–

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Thuật ngữ: năng lượng sạch, môi trường sinh thái.

Câu 2:

Nguồn năng lượng sạch là các nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,… dùng để thay thế cho than, dầu thô,… từ đó làm giảm lượng khí thải cabonic, giảm hiệu ứng nhà kính trên trái đất.

Câu 3:

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ môi trường với những ý cơ bản sau:

– Môi trường là nơi ở, là nguồn sống của con người.

– Chung tay bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi công dân.

– Cuộc sống con người càng phát triển, càng hiện đại đồng nghĩa với môi trường sông của chúng ta ngày càng bị tôn hại nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta và bảo vệ tương lai của cả nhân loại.

– Cần có những hành động thiết thực: hưởng ứng Ngày Trái Đất, Ngày Nước thê giới, gìn giữ, bảo vệ môi trường…

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây

Câu 2: Xem đáp án tại đây


Đề bài 5:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Khi thượng đế mới tạo ra vạn vật, xương rồng là loài cây mềm mại nhất trên thế gian này. Mượt như nước, óng ánh như ngọc, bất kì sinh vật nào chạm phải thì nó sẽ bị mất đi tính mạng. Thế là thượng đế ban cho nó một lớp mũ giáp bảo vệ. Từ đó, không ai còn nhìn thấy tâm hiền hòa của xương rồng nữa. Bất kể sinh vật nào tiếp xúc với nó đều sẽ thương toàn. Cho nên mấy ngàn năm trở lại đây, không còn ai dám gần xương rồng nữa, nó bị xem là quái vật.

Sau này, có một vị dũng sĩ xuất hiện. Dũng sĩ rút thanh bảo kiếm chém xương rồng làm hai. Ban đầu chàng cứ nghĩ để diệt trừ nó là một việc khó. Dũng sĩ kinh ngạc hét lên: “Á! Không ngờ bên trong xương rồng yêu ớt tới vậy! Vì sao lại chỉ có những giọt nước màu xanh trong vắt”. Cuối cùng vị dũng sĩ đã hiểu, thì ra tất cả những gai nhọn là lớp vỏ đê bảo vệ mình của xương rồng mà thôi.

Quê hương của loài xương rồng ở châu Nam Mĩ và Mê-xi-cô. Chúng phải sống trong môi trường khắc nghiệt, đấu tranh với từng lớp cát dày, thiếu nước. Mấy ngàn năm, xương rồng vẫn đứng vững được trên sa mạc, lá thoái hóa biến thành gai nhọn. Những chiếc gai nhọn giúp xương rồng giảm thiểu được lượng nước mất đi. Tiết kiệm nước là yêu cầu sống còn của xương rồng trong sa mạc. Nếu chúng ta có thế tiết kiệm nước như xương rồng thì nguồn nước của chúng ta sẽ không cạn kiệt nhanh chóng đến vậy. Xem chừng, con người chúng ta còn phải học hỏi loài xương rồng này

(Theo Khám phá khoa học — Sinh vật lý thú, Dương Văn Trung, Hàn Kiến Dân, Nguyễn Thị Thu Quỳnh dịch, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2017)

Câu 1: (1 điểm)

Phần chữ in đậm là lời nói hay ý nghĩ được dẫn ? Dẫn theo cách nào ?

Câu 2: (1 điểm)

Văn bản trên đã cung cấp cho em kiến thức gì về cây xương rồng ?

Câu 3: (1 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về câu kết của văn bản: “Nếu chúng ta có thể tiết kiệm nước như xương rồng thì nguồn nước của chúng ta sẽ không cạn kiệt nhanh chóng đến vậy, xem chừng con người chúng ta còn phải học hỏi loài xương rồng này nhiều!”

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 : (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

“Kiwi là loài chim không cánh ở đất nước New Zealand. Nó cam chịu song như bầy gà. Nhưng, trong so đó, một Kiwi nhỏ ôm ấp ước mơ được một lần bay. Con chim Kiwi đó quyết tâm thực bằng cách leo lên một đỉnh núi rồi dũng cảm lao xuống. Kiwi được bay theo cách của nó”.

(Truyền thuyết về chim Kiwi)

Em hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ từ câu chuyện trên.

Câu 2: (4 điểm)

Em hãy nêu cảm nhận về hai khổ thơ mà em tâm đắc nhất trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Từ đó, nêu suy nghĩ của em về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, thủy chung cùng quá khứ mà nhà thơ gửi gắm đến bạn đọc.

—–Hết—–

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phần chữ in đậm là lời nói được dẫn trực tiếp.

Câu 2: Nội dung văn bản giải thích vì sao xương rồng có gai.

Câu 3:

Đoạn văn cần nêu được những ý cơ bản sau:

– Hiện nay, nguồn nước sạch của chúng ta đang có nguy cơ cạn kiệt bởi chính con người.

– Hãy học xương rồng tiết kiệm nước. Vì đây là yêu cầu sống còn của nhân loại trong tương lai.

– Hành động cụ thể: hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22 – 3), tiết kiệm trong sử dụng nước; không làm ô nhiêm nguồn nước…

PHẦN 2: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:  Xem đáp án tại đây

Câu 2: Xem đáp án tại đây


Đề bài 6:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Tương truyền vào đầu thế kỉ XVICristoforo Colombo đã thực hiện chuyến đi bằng đường biển tới Jamaica ở Nam Mỹ và xảy ra mâu thuẫn gay gắt với thổ dân nơi đó. Colombo và cá của ông bị dồn vào chân tường, cạn kiệt lương thực và nước, tình vô cùng nguy hiểm. Một ỷ nghĩ lóe lên trong đầu Colombo, đột nhiên, ông hét lên với người bản địa: “Nếu không mang đồ ăn tới, ta không cho các người ánh trăng nữa! ” Dân địa phương không thèm để tâm, nhưng tối đến, Colombo nói đã ứng nghiệm, ánh trăng không xuất hiện. Những thổ dân thấy vậy hết sức lo sợ, họ nhanh chóng hòa giải với Colombo.

Lẽ nào Colombo có sức mạnh ghê gớm đến vậy sao ? Câu chuyện nghe có vẻ rất mơ hồ, thực ra chẳng qua là Colombo có đôi chút biết về thiên văn mà thôi”.

(Theo Đỗ Huệ, Vương Kim Yên, Khám phá khoa học – Địa lý lý thú, Nguyễn Thúy Hằng dịch, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2017)

Câu 1: (1 điểm)

Phần chữ in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Dẫn theo cách nào ?

Câu 2: (1 điểm)

Phần kết của văn bản khiến em liên tưởng đến hiện tượng tự nhiên nào liên quan đến câu chuyện?

Câu 3: (1 điểm)

Theo em, sức mạnh ghê gớm nào giúp Colombo thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo ? Hãy viết vài dòng nêu suy nghĩ của em về sức mạnh đó.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ Trẻ ngày 16-11-2008:

“Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thế cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua đế thành người không khiếm khuyết”.

Câu 2 : (4 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về tình cảm gia đình qua 2 đoạn thơ sau:

“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
(Con cò – Chế Lan Viên)

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
(Nói với con – Y Phương)

—–Hết—–

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phần chữ in đậm là lời nói, được dẫn theo cách trực tiếp.

Câu 2: Phần kết của câu chuyện khiến em liên tưởng đến hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Câu 3:

Sức mạnh giúp Colombo thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo là sức mạnh của tri thức. Nhờ sự hiểu biết về tự nhiên, Colombo đã đánh lừa được thổ dân để cứu mình và bạn bè. Thông minh, nhanh trí, hiểu biết là sức mạnh giúp chúng ta tồn tại và phát triển bền vững. Vậy để có sự hiểu biết, chúng ta cần học và đọc nhiều, biết ứng dụng tri thức vào đời sống.

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án: Tại đây

Câu 2: Xem đáp án/: Tại đây


Đề bài 7:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Cây xấu hổ là một thực vật kì lạ, chỉ cần dùng tay chạm nhẹ vào lá là nó liền khép mình lại rồi rủ xuống giống như một người bị xấu hổ. Nếu ta chạm nhẹ vào nó, nó sẽ chầm chậm khép lại, phạm vi thu mình cũng hẹp, còn nếu chạm mạnh, nó sẽ khép rất nhanh, chưa tới mười giây toàn bộ lá đã khép hết. Vậy xấu hổ sao lại có “tính tình”kì lạ như vậy ? Điều này quan mật thiết tới môi trường, tập tính sinh sống của nó. Quê hương của cây xấu hổ Brazil thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới. Nơi đó thường xuyên có mưa to gió. Cho nên “tính tình ”kì lạ của xấu hổ có thể được coi là một cách tự vệ. Cây xẩu hổ không chỉ nằm ở việc phiến lá nó có thể khép mà nó còn có thể dự báo sự thay đổi của thời tiết. Dùng tay chạm nhẹ, nếu lá của nó đóng lại nhanh mà mở ra chậm chứng tỏ trời sắp có nang to; còn nếu chạm vào mà lá khép chậm mở ra nhanh thì trời sẽ chuyến nắng sang âm hoặc sắp có mưa to”.

(Theo Khám phá khoa học – Sinh vật,  Dương Văn Trung, Hàn Kiến Dân, Nguyễn Thị Thu Quỳnh dịch, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2017)

Câu 1: (1 điểm)

Nêu một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 2: (1 điểm)

Nội dung của đoạn trích nêu lên đặc điểm gì của loài cây xấu hổ?

Câu 3: (1 điểm)

Từ hình ảnh cây xấu hổ thích nghi với môi trường tự nhiên, em thấy con người chúng ta phải làm gì khi không may rơi vào hoàn cảnh sống khắc nghiệt ? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Bức vẽ cho chúng ta thấy “góc nhìn khác – suy nghĩ khác”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

Câu 2: (4 điểm)

Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu viết:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hãy phân tích khổ 4 và 5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để thấy điểm gặp gỡ trong tư tưởng của hai nhà thơ.

…….Hết……

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: nhân hóa “cây xấu hổ có tính tình kì lạ”, tác dụng giúp cho việc diễn đạt sinh động, hình ảnh cây xấu hổ gần gũi, thân thuộc hơn.

Câu 2:

Nội dung của đoạn trích nêu lên đặc điểm của loài cây xấu hổ:

Cây xấu hổ là một thực vật kì lạ, chỉ cần dùng tay chạm nhẹ vào lá là nó liền khép mình lại rồi rủ xuống giống như một người bị xấu hổ. Nếu ta chạm nhẹ vào nó, nó sẽ chầm chậm khép lại, phạm vi thu mình cũng hẹp, còn nếu chạm mạnh, nó sẽ khép rất nhanh, chưa tới mười giây toàn bộ lá đã khép hết.

Câu 3:

Đoạn văn cần nêu được ý cơ bản sau:

Từ hình ảnh cây xấu hổ biết thích nghi với môi trường tự nhiên, chúng ta thấy con người cũng cần phải biết thay đổi chính mình, nỗ lực để vươn lên khi không may rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt.

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây: Góc nhìn khác, suy nghĩ khác

Câu 2: Xem đáp án tại đây: Điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: 


Đề bài 7:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Chúng ta hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của cái gọi là “văn hóa sỉ nhục online”(online culture  of humiliation) hay theo ngôn ngữ thượng là “ném đá”… Chắc chắn bạn sẽ không thấy xa lạ gì về điều này khi mà cần vào facebook là có thể nhìn thấy một vụ đá nào đó. Điều càng nguy hiểm hơn là có những người “ném đá” vô vạ bất kể nạn nhân thật phạm lỗi hay không.

Việc “sỉ nhục” nhau trên mạng xã hội này nếu không có cách ngăn chặn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đối bằng sinh mạng của các nạn nhân. Tàn nhẫn với người khác chẳng có chuyện gì mới, nhưng ở trên mạng, sự sỉ nhục gây ra bởi công nghệ đã được khuyếch đại hơn, bị phơi bày, bị lưu lại vĩnh viên. Thật là khó lường, đừng nên share bất cứ cái gì mà mình chưa xác tín là có thật và không gây hại cho ai khác.. Khi càng có nhiều người dùng có trách nhiệm, mạng internet mới càng có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội.

(Theo Phạm Hồng Phước, Sỉ nhục online, https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/si-nhuc-online-3225312.html ngày 1/6/2015)

Câu 1: (1 điểm)

Chỉ ra một thành phần biệt lập và một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: (1 điểm)

Nêu nội dung của phần trích trên.

Câu 3: (1 điểm)

Trong đoạn văn, người viết nhắc nhở: “Thật là khó lường, đừng nên share bất cứ cái gì mà mình chưa xác tín là có thật và không gây hại cho ai khác”. Hãy nêu ý kiến của em về điều này bằng vài câu ngắn gọn.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 : (3 điểm)

Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ khép lại là lời của thủ lĩnh Xi-at-tơn nói với Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đ là xảy ra đổi những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm to đế sống, con người giản đơn một sợi tơ trong cái tổ sổng đó mà thôi.Điều gì con người làm cho tô sống đỏ, tức làm cho chính mình. (Theo Ngữ văn 6, tập hai, Nxb Giáo dục, 2004)

Em hãy viết văn bản trình bày suy nghĩ của em từ nhận định của ngài thủ lĩnh da đỏ Xi-at-tơn.

Câu 2: (4 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa thiêng liêng của chiếc luợc bằng ngà trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, em hãy liên hệ đến một đoạn thơ có cùng chủ đề để làm rõ tình yêu thương con của những người cha trên khắp mọi miền đất nước.

………Hết………

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC-HIỂU

Câu 1:

Thành phần biệt lập: “Online culture…” là thành phần phụ chú, có vai trò chú thích cho khái niệm“văn hóa sỉ nhục Online”.

Phép liên kết: phép lặp từ “sỉ nhục”.

Câu 2:

Nội dung của phần trích nói về tác hại của việc “sỉ nhục Online” “ném đá trên mạng” và đưa ra lời khuyên đừng nên chia sẻ trên mạng xã hội bất cứ cái gì mà mình chưa xác tín là có thật và không gây hại cho ai khác.

Câu 3:

Ý kiến trình bày cần đảm bảo được nội dung cơ bản sau:

+ Những thông tin trên mạng internet khó xác định được thật/giả.

+ Ta không nên tham gia vào dưới mọi hĩnh thức (bình luận, “like”,…) bất cứ những thông tin nào mà mình chưa xác định được độ chính xác và độ tin cậy, nhất là có khả năng gây hại cho người khác.

+ Chỉ nên truy cập, đăng tải những thông tin bổ ích cho việc học tập và rèn luyện bản thân.

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây:  Suy nghĩ về lời nói của thủ lĩnh người da đỏ

Câu 2: Xem đáp án tại đây:  Ý nghĩa thiêng liêng của hình ảnh chiếc lược ngà


Đề bài 9:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi trở lại Trường Sơn. Mười năm
Và gặp ở đây những người không về nữa
Đồng đội ơi, tôi tội tình chi rứa
Mà các anh quay mặt, tắt lòng

Như tôi chưa từng là người thân của các anh
Như cuộc chiến tranh vừa qua, tôi là thằng trốn chạy
Như mười năm xa. Tôi đã sống xuôi tay
Không ngó đến tương lai. Không đoái hoài kỷ niệm

Đá dựng tượng đài mang dáng những trái tim
Xếp nghiêng
Những phiến đá chất chồng lớp lớp tuổi thanh niên
Tạc đất nước thành Trường Sơn sừng sững
Dấu tên riêng trong hoang vắng rừng già”

(Trước nghĩa trang Trường Sơn, Hoàng Trần Cương)

Câu 1: (1 điểm)

Hãy chỉ ra ít nhất một biện pháp nghệ thuật và một thành phần biệt lập có trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 2: (1 điểm)

Nêu nội dung của hai khổ thơ trên ? Từ nội dung này, em liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn lóp 9.

Câu 3: (1 điểm)

Nếu được một lần về thăm nghĩa trang Trường Sơn, em sẽ nói gì với các chiến sĩ vô danh đã hi sinh thầm lặng và cao cả vì đất nước ? (Viết trong khoảng từ 4-6 dòng).

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Từ nội dung hai câu thơ:

Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.

(Nói với con, Y Phương)

Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về “nghĩa tình quê hương” đối với mỗi con người.

Câu 2: (4 điểm)

Về giá trị truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 1 nhận định: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Lặng Sa Pa là chất trữ tình”. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, em hãy làm rõ nhận xét trên.

……..Hết………

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

  • Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh “những người không về nữa”.
  • Thành phần biệt lập: thành phần gọi đáp “Đồng đội ơi”.

Câu 2:

  • Nội dung của hai khổ thơ: Cảm xúc của tác giả khi về thăm nghĩa trang Trường Sơn, tưởng niệm những người đồng đội đã anh dũng hi sinh thầm lặng.
  • Từ nội dung này, ta liên tưởng đến bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đày niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.

Câu 3:

Bài viết cần nêu được những ý cơ bản sau:

  • Thế hệ trẻ chúng em luôn ghi nhớ công lao của các cô chú, anh các chị đã đem tuổi thanh xuân của mình để đem đến tự do, hòa bình cho dân tộc.
  • Sự hi sinh cao cả, thầm lặng đó là niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay.
  • Chúng em nhất định sống, học tập, làm việc cho xứng đáng với sự hi sinh đó.

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây: Tình cảm quê hương qua hai câu thơ: “Rừng cho hoa…”

Câu 2: Xem đáp án tại đây: Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.


Đề bài 10:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chim cảnh cụt là loài chim không biết bay phổ biến Có khoảng 17 loài chim cánh cụt khác nhau trên thế giới, đa so chúng được tìm thấy ở khu vực Nam Cực. Bên dưới nước, cánh của chim cánh cụt hoạt động như các chân chèo, cho phép chúng bơi với vận tốc lên đến 24 km/ giờ. Đặc biệt chim cánh cụt hoàng đế cao nhất và nặng nhất thế giới. Chim cánh cụt hoàng đế là một trong những người cha gương mâu nhất của vương quốc động vật. Sau khi đẻ ra một quả trứng duy nhất, chim cánh cụt cái xuống biến thức ăn. Chim đực sẽ giữ trứng trên chân mình,bên dưới một lóp da ấm áp được gọi là “túi”đế ấp trứng. Trứng chim mất 60 ngày mới nở ra và chim đực sẽ tiếp tục bảo vệ cho chim non trong suốt mùa đông. Chim đực chấp nhận đói để chờ cho đến khỉ chim mải quay về”. (Bách khoa toàn thư)

Câu 1: (1 điểm)

Chỉ ra một phép tu từ và một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn.

Câu 2: (1 điểm)

Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: (1 điểm)

Từ việc chim cánh cụt hoàng đế đực “ấp trứng”, “bảo vệ chim non trong suốt mùa đông”, em có liên tưởng gì đến tình phụ tử trong cuộc sống quanh em. Hãy viết về điều này trong một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng.

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ấn đề được đặt ra trong đoạn văn sau:

“Tấm gương là người bạn chân thành suốt đời không bao giờ biết xu nịnh ai dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang. Dù gương có nát xương nát thịt thì vẫn vẹn nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ c mẹ cha sinh ra nó.

Có gương mặt đẹp soi vào gương quả hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp đế mỗi soi vào tấm gương lương tâm sâu thăm mà lòng không hô thẹn.

Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai”.

(Theo Băng Sơn)

Câu 2: (4 điểm)

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc ở nhân vật Phuơng Định qua đoạn trích từ truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:

“(…)
Mưa đá ! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. chạy ra, vui thích,cuống cuồng.
Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở bung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà nhặt. Chị Thao đang lủi hủi hốt cái gì đó dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhom dậy, môi hé mở.                  :
– Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như đến. Sao chóng thế ? Tôi bỗng thân thờ, tiếc không nói nối.Rõ ràng không những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cửa so, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thế những cái hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.

(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

Từ đó, em hãy liên hệ đến một đoạn thơ khác mà em đã học hoặc đọc thêm cùng đề tài về thế hệ trẻ Việt Nam ở Trường Sơn để thấy được điều mà chiến tranh không thể tước đoạt được ở tuổi trẻ Việt Nam.

……..Hết……..

Gợi ý trả lời:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

  • Phép tu từ: nhân hóa, xem chim cánh cụt là “người cha gương mẫu”; tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh chim cánh cụt sinh động, gần gũi.
  • Phép liên kết câu: phép lặp từ ngữ “chim cánh cụt”.

Câu 2:

  • Nội dung: Đoạn văn giới thiệu về chim cánh cụt, đặc biệt là chim cánh cụt hoàng đế đực.
  • Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

Câu 3:

Bài viết cần nêu được những ý cơ bản sau:

  • Chim cánh cụt hoàng đế là “người cha gương mẫu”, biết hy sinh bản thân để gìn giữ, nuôi lớn con của mình. Bản năng đó gợi cho ta nhiều suy nghĩ.
  • Tình phụ tử là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.
  • Sự hy sinh suốt đời của cha để lo lắng, chăm sóc, nuôi dưỡng ta lớn khôn không gì có thể đo lường được.
  • Là người con phải biết quý trọng tình cảm đó, yêu thương cha mẹ, sống có trách nhiệm với bản thân để cha mẹ được vui lòng.

PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Xem đáp án tại đây: Tấm gương – Một người bạn trung thực, không biết xu nịnh

Câu 2: Xem đáp án tại đây: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang