Văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

I. Tìm hiểu văn thuyết minh

1. Khái niệm:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

– Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

– Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

3. Phương pháp thuyết minh:

– Phương pháp nêu định nghĩa:
– Phương pháp liệt kê:
– Phương pháp nêu ví dụ:
– Phương pháp dùng số liệu:
– Phương pháp so sánh:
– Phương pháp phân loại, phân tích:

4. Các bước làm bài văn thuyết minh:

* Bước 1:

– Xác định đối tượng thuyết minh.

– Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết

– Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

– Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

* Bước 2: Lập dàn ý

* Bước 3: Viết bài văn thuyết minh.

* Bước 4: Đọc và kiểm tra.

II. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh

1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử:

HS cần tìm hiểu về trước về: Vị trí địa lí, giá trị lịch sử. Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với di tích. Cách thưởng ngoạn…

Dàn ý

a. Mở bài:

– Giới thiệu về di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh.

– Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích/ danh lam thắng cảnh đó.

b. Thân bài:

– Vị trí, địa điểm di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh:

– Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích: thời gian hình thành, gắn liền với tên tuổi, sự kiện lịch sử nào? Trải qua những sự biến đổi của thời gian cho đến thời điểm hiện nay. Cấu trúc của di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh.

– Cách thăm quan, thưởng ngoạn di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh…

– Vai trò, giá trị của khu di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đối với quê hương đất nước…

c. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ của bản thân, nói lên trách nhiệm của cá nhân trước việc giữ gìn các di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đó.

Thuyết minh di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

2. Thuyết minh về một đặc sản quê hương:

HS cần tìm hiểu kĩ về: Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. Cách thức chế biến, thưởng thứ

Dàn ý:

a. Mở bài:

– Giới thiệu về một đặc sản đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh.

– Đưa ra một vài nhận xét chung về đặc sản đó.

b. Thân bài:

– Nguồn gốc hình thành món ăn/ đặc sản

– Nguyên liệu để chế biến làm ra món ăn/ đặc sản

– Cách chế (theo trình tự thời gian)

– Màu sắc, hương vị, giá trị dinh dưỡng,….

– Cách thưởng thức…

c. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về đặc sản của quê hương.

Thuyết minh một món ăn tiêu biểu của Hà Nội: Chả cá Lã Vọng

3. Thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc.

Mở bài: Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh

Thân bài:

– Nguồn gốc, xuất xứ.

– Chủng loại, phân loại.

– Đặc điểm cấu tạo chung.

– Đặc điểm cấu tạo chi tiết: đặc điểm và chức năng các bộ phận của đồ dùng.

– Vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trong đời sống con người.

– Cách sử dụng và bảo quản.

Kết bài:

Tầm quan trọng của đồ dùng trong đời sống con người.


* Tham khảo:

Đề 1: Thuyết minh về chiếc kính đeo mát.

  • Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

  • Thân bài

– Nguồn gốc ra đời: những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý. Cuối thế kỉ 12, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc và châu Âu.

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Đặc điểm cấu tạo.

+ Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

+ Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

+ Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

+ Các bộ phận của kính đeo mắt: Gọng kính, tròng kính, giá đỡ mũi,…

– Vai trò (công dụng) của kính đeo mắt trong đời sống con người: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

  • Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

Hướng dẫn lập dàn ý: Để làm tốt đề bài này cần chú ý trình bày cấu tạo của chiếc bút bi, tác dụng của bút dùng để làm gì, cách bảo quản và giữ gìn chiếc bút. Ngoài ra có thể thuyết minh kĩ các bộ phận dựa vào những kiến thức từ thực tiễn mà bản thân em nhìn thấy được, cần có phương pháp thuyết minh phù hợp như: định nghĩa, giải thích, so sánh, nêu ví dụ, dùng số liệu…

  • Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh Chiếc bút bi.

  • Thân bài

– Nguồn gốc ra đời: do László Bíró phát minh và được công nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.

– Phân loại: theo kiểu dáng, chức năng.

– Đặc điểm cấu tạo:

+ Hình dánh: chiều dài khoảng 14,7cm.

+ Màu sắc: màu sắc từng phần của chiếc bút.

+ Cấu tạo của từng bộ phận: nắp bút, thân bút, đầu bút, ruột bút.

– Nguyên lý hoạt động:

– Vai trò của bút bi:

– Cách sử dụng và bảo quản: phải đậy nắp, dùng nhẹ tay không ấn mạnh, để nơi khô ráo thoáng mát.

  • Kết bài

Bút bi là loại bút thông dụng cho tất cả mọi người, nó được dùng trong các trường hợp khác nhau rất tiện lợi.

Thuyết minh về cây bút bi

 

Đề 3: Giới thiệu về đôi dép lốp.

  • Mở bài

Giới thiệu đặc điểm chung nhất về đôi dép cao su.

  • Thân bài

– Nguồn gốc xuất xứ, những đặc điểm bên ngoài mà em nhìn thấy về đôi dép cao su.

– Đặc điểm cấu tạo:

+ Màu sắc, hình dáng, chất liệu, công dụng.

+ Các bộ phận: đế, quai,…

– Vai trò của dép lốp cao su trong kháng chiến và trong đời sóng hiện nay.

– Cách sử dụng và bảo quản dép lốp.

– Một số câu chuyện về đôi dép cao su mà em biết.

  • Kết bài

Đôi dép cao su là vật dụng thân thiết của bộ đội ta thời kháng chiến, đôi dép cao su gắn với hình ảnh Bác Hồ, một con người giản dị sống mãi trong tâm trí người dân Việt Nam.

Thuyết minh về đôi dép lốp (dép cao su)

 

Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

Hướng dẫn lập dàn ý: Chiếc áo dài là trang phục truyền thông của người Việt Nam. Trong bài thuyết minh áo dài cần trình bày những thông tin về lịch sử ra đời, hình dáng, chất liệu, màu sắc… Chiếc áo trải qua thời gian có những biến đổi cách tân trong các thời kì, đến nay vẫn là trang phục tôn vóc dáng người phụ nữ.

  • Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh áo dài.

  • Thân bài

– Lịch sử ra đời của chiếc áo dài: Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam

– Đặc điểm cấu tạo:

+ Hình dáng: chỉ rõ hình dáng chung và hình dáng của từng bộ phận như cố áo, tay áo, thân áo…

+ Màu sắc: theo sớ thích của từng người và từng lứa tuổi khác nhau.

+ Các bộ phận áo dài: cổ, tà, thân, trang trí,…

– Vai trò của áo dài trong đời sống dân tộc.

– Cách sử dụng và bảo quản: không được giặt bằng máy, phơi nơi râm mát.

  • Kết bài

Người phụ nữ Việt Nam luôn tự hào về trang phục áo dài, trải qua biến đối của thời gian nhưng nó không bị lãng quên. Ngày nay, người dân Việt Nam luôn tự hào khi giới thiệu áo dài với bạn bè năm châu, đó là biểu tượng của người phụ nữ Việt, đẹp mà giản dị.

Thuyết minh chiếc Áo Dài truyền thống Việt Nam

Đề 5: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

  • Mở bài

Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

  • Thân bài

– Nguồn gốc ra đời của nón lá: Nón lá xuất hiện sớm nhất vào thế kỉ thứ XIII, thời nhà Trần. Thế nhưng, hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm TCN.

– Phân loại: có nhiều loại nón lá khác nhau được phân loại theo hình dáng cấu tạo và chức năng sử dụng.

– Đặc điểm cấu tạo:

+ Hình dáng chiếc nón: hình chóp, hình xiên

+ Nguyên liệu: lá cọ, mo cau, tre nứa, dây cước, dây len và tranh ảnh đế trang trí.

+ Các bộ phận: mái nón và quai nón.

– Cách thức làm nón: phơi lá cho mềm sau đó là phẳng, làm 16 vòng nón bằng tre chuốt đều nhau, mo cau cắt xếp ngay ngắn trong lớp lá. Khi khâu nón dùng sợi cước khâu theo 16 vòng, mũi khâu đều và thẳng hàng.

– Những nơi làm nón nối tiếng ở Việt Nam: nón làng Chuông (Hà Nội), nón Huế, nón Quảng Bình.

– Vai trò của nón lá: che nắng mưa, bảo vệ sức khoẻ, làm quà tặng, là vật trang trí.

– Sử dụng và bảo quản: không dùng đựng đồ, không tác động mạnh sẽ làm rách.

  • Kết bài

Cảm nghĩ của em về chiếc nón, chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang