Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về “căn bệnh vô cảm” của con người ngày nay
* Đoạn văn 1:
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Bệnh vô cảm đang làm vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Để chống lại vô cảm và không bao giờ trở nên vô cảm, tuổi trẻ cần ra sức học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha.
* Đoạn văn 2:
Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.
Suy nghĩ của anh/ chị về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
1. Giải thích:
– Bệnh vô cảm: dường như tên căn bệnh đã hàm chứa cả định nghĩa về nó. “Vô” là không, “cảm” là cảm giác, cảm xúc, “vô cảm” là sự thờ ơ, dửng dưng không quan tâm đến mọi việc đang diễn ra xung quanh, chỉ biết nghĩ đến bản thân với những lợi ích, thành quả thỏa mãn lòng ham muốn ích kỉ.
2. Thực trạng căn bệnh vô cảm:
– Thực trạng về bệnh vô cảm hiện nay đang diễn ra một cách phức tạp. Nó có mặt và chung sống cùng với con người từ rất lâu.
+ Từ xưa ông cha ta đã thấy rõ được những tác hại của nó nên đã tích cực phê phán, lên án những thói xấu chỉ biết vun vén cho riêng mình : “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” – Vô cảm đồng nghĩa đi ngược lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
+ Hiện nay, cuộc sống về vật chất và tinh thần ngày được cải thiện, có quá nhiều cái thu hút, quyến rũ khiến lòng tham không đáy của con người nổi lên kéo theo sự ích kỉ, nhỏ nhen, lãnh đạm, thờ ơ… chỉ biết thu lợi về bản thân và gia đình, thơ ơ với mọi việc diễn ra ở xung quanh ( Lấy dẫn chứng thực tế: Đồng nghiệp hay hàng xóm gặp hoạn nạn – không hỏi thăm, an ui, giúp đỡ…; Đi đường gặp người tai nạn…; Trước những mảnh đời tàn tật, bất hạnh…. Đó là những hành động đáng lên án)
3. Tác hại của bệnh vô cảm:
+ Không chỉ làm suy thoái đạo đức của cá nhân , tập thể mà còn đẩy một xã hội, một đất nước đến bờ vực của sự tụt hậu, thoái vong ( lấy dẫn chứng phân tích)
- Một bác sĩ “vô cảm” dẫn đến chết người.
- Một giáo viên “vô cảm, ”thiếu tình thương, nhiệt tình, trách nhiệm thì sẽ đào tạo ra những thế hệ hộc sinh thiếu trình độ thậm chí cũng “vô cảm” như họ…
- Một công chức nhà nước….
+ Bệnh vô cảm đã làm cho con người giống như một cái máy không lí trí không tình cảm.
4. Bài học nhận thức:
– Hiện tại đất nước ta còn nghèo, mỗi chúng ta cần phải ý thức được tác hại và phải tích cực chống bệnh vô cảm, phải sống có tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là hãy mở lòng đối với cuộc sống.
– Phải phát hy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc: “lá lành đùm la rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
– Đó là liều thuốc đặc hiệu nhất để chữ bệnh vô cảm.