dan-bai-phan-tich-bai-tho-sang-thu-cua-huu-thinh

Dàn bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

»» Nội dung bài viết:

Dàn bài phân tích bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh)

Nội dung chính

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới hòa bình thống nhất, được in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.

– Bố cục:

Khổ 1: Tín hiệu báo thu về thông qua những cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa.

Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất vào lúc thu.

Khổ 3: Những thay đổi thầm lặng của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời vào lúc chớm thu của tác giả.

– Giá trị nội dung: Bài thơ là sự cảm nhận thực sự nhạy cảm và sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự chuyển mình của đất trời từ cuối hè sang thu. Đây là cách thể hiện tình yêu nồng nàn của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc đối với thiên nhiên.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhiều hình ảnh sinh động, hấp dẫn được sử dụng, cảnh được tả tự nhiên, chân thực cùng ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

Dàn bài 1:

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang Thu”: Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc là bài thơ Sang thu. Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”

II. Thân bài:

1. Khổ thơ đầu:

‐ Bỗng: bất ngờ, không kịp chuẩn bị, sửng sốt, ngạc nhiên.

‐ Hương ổi: đặc trưng của mùa thứ, báo hiệu mùa thu đã về.

‐ Phả: Động từ chỉ hành động mạnh mẽ.

‐ Gió se: Gió heo may, khiến người ta cảm nhận được cái lạnh và khô.

‐ Chùng chình: tính từ diễn đạt cảm giác chậm chạp, lững lờ.

‐ Hình ảnh nhân hóa “Sương chùng chình”: Mô tả một làn sương mù nhẹ bắt đầu hình thành, có lẽ dường như sương mù đang dừng lại để chờ đợi ai đó.

→ Tác giả cảm nhận sự thay đổi của không gian bằng nhiều giác quan tinh tế: khứu giác (mùi ổi), xúc giác (ý ​​chí của gió), thị giác (giọt sương) và tâm hồn (hình như thu đã về?).

– Tác giả Hữu Thỉnh thể hiện hình ảnh mùa thu qua hình ảnh, thị giác, cảm nhận và cả thưởng thức: mùi ổi, gió, sương, v.v. Đó là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau qua bốn khổ thơ ngắn. Ngắn gọn nhưng đủ để người đọc hình dung ra những nét đặc trưng của mùa thu, và hình ảnh mùa thu của quê hương thanh bình sẽ được nhìn rõ và đẹp hơn.

→ Quanh năm người người bận rộn, mùa thu đến rồi, con ngõ mà sương mù không muốn đi qua có lẽ là con ngõ của mùa thu cuộc đời.

2. Khổ thơ thứ hai:

‐ Hình ảnh dòng sông: không còn mang theo sự náo động mà bây giờ chậm lại để cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.

‐ Hình ảnh đàn chim: Vào mùa thu tuyệt đẹp này, hình ảnh của một đàn chim có thể được nhìn thấy từ dòng sông. Khi dòng sông chảy chậm lại để cảm nhận tiết trời mát mẻ và ôn hòa, những chú chim vội vã đi tìm thức ăn và chuẩn bị tổ ấm để tiến tới mùa đông khắc nghiệt phía trước.

‐ Hình ảnh đám mây: Bầu trời không còn mang màu xanh ngắt của mùa hè oi ả, những đám mây dường như dịu lại, mềm mại hơn và uốn mình theo một đường cong mềm mại để chuyển dần sang thu.

‐ Động từ “vắt” thể hiện sự tinh nghịch, hóm hỉnh của đám mây, đồng thời làm cho đám mây có hồn hơn, hình ảnh trở nên mềm mại, thú vị hơn. Mây chỉ “nửa mình sang thu” vì còn hoài niệm về một mùa hè rộn ràng.

→ Bốn khổ thơ diễn tả sự thay đổi tinh tế của cảnh vật từ hạ sang thu. Mỗi cảnh đều có nét riêng nhưng đều làm cho bức tranh mùa thu thêm thơ mộng.

3. Khổ thơ thứ ba.

‐ Tiếng vọng mùa hè vẫn còn đó: nắng chói chang, mưa rào, sấm chớp. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn, nhẹ nhàng hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.

‐ Hai câu thơ cuối: hình ảnh cơn giông thường xuất hiện bất chợt chỉ liên tưởng đến những cơn mưa rào mùa hạ. Chúng cũng là những âm vang khác thường của thế giới bên ngoài, của cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” gợi về những con người từng trải, vượt qua những khó khăn, thăng trầm của cuộc sống. Đây là cách mọi người trở nên ổn định hơn.

III. Kết bài:

– Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ và nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm: Bằng cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế, giọng thơ êm đềm sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc, bài thở đã tái hiện sinh động những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở miền Bắc, qua đó thể hiện những suy ngẫm tinh tế mà sâu sắc của tác giả về cuộc đời.

Dàn bài 2:

I. Mở bài:

Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông hay viết về con người và cuộc sống của người dân nông thôn. Ngôn từ giàu tính tượng hình, thơ của ông tuy giản dị nhưng lại vô cùng tinh tế và không kém phần sâu sắc.

– Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được ra đời năm 1978 sau khi đất nước ta giải phóng được hai năm. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở đồng quê Bắc bộ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát bài thơ “Sang thu”.

– Bài thơ rút trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (1991). Cả bài gồm ba khổ thơ, diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời, những nghĩ suy của lòng người qua những cảm nhận tinh tế, những hình ảnh đẹp và giàu sức gợi cảm.

2. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đồng quê bình dị lúc giao mùa:

– Khung cảnh của toàn bộ bài thơ xoáy sâu vào những chi tiết, hình ảnh, cảm nhận và cảm xúc về cái chuyển biến từ mùa hạ sang thu. Hình ảnh làng quê bình yên là sự kết hợp giữa hương ổi thơm cùng với làn gió se se lạnh, một chút sương một chút mùa thu.

– Bức tranh thiên nhiên quê hương mang vẻ đẹp chân thực, quen thuộc, bình dị, đơn sơ nhưng dường như trở nên kết đọng hơn, bừng lên khác lạ qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét.

Khổ thơ 1: Những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu đang về.

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về “.

“Hương ổi”: dấu hiệu mùa hạ tàn phai, một hình ảnh mới mẻ, độc đáo về mùa thu.

“Phả”: mạnh mẽ, tuôn trào, hương ổi lan tỏa mãnh liệt, vội vã trước khi mùa thu kịp đến.

“Sương”: sứ giả của mùa thu.

“Chùng chình”: chậm rãi, không vội vã, thể hiện sự thắng thế của mùa thu.

Khổ thơ 2: Mùa thu tràn ngập khắp đất trời.

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.

– Sông “dềnh dàng”: dường như còn lưu luyến bờ xinh, bãi đẹp của mùa hạ.

– Chim “bắt đầu vội vã”: rộn ràng, reo vui chào đón mùa thu đang tới.

– Đám may mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”: ranh giới mùa trên nền trời. Hình ảnh liên tưởng đọc đáo, giàu sức tưởng tượng.

Khổ thơ 3: Cuộc chuyển giao dữ dội của đất trời.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

“vẫn còn bao nhiêu nắng”: mùa hạ vẫn còn mạnh mẽ.

“đã vơi dần cơn mua”: mùa hạ dần khép mình, nhường bước cho mùa thu.

“Sấm cũng bớt bất ngờ”: những cơn mưa giông dữ dội, tiếng sấm vang trời giờ chỉ còn là những tiếng thì thầm xa xa.

“Hàng cây đứng tuổi”: đồng quê trầm tư trước sự chuyển giao của thiên nhiên, vũ trụ.

Từ hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ, ngọn gió se lạnh, xa nữa là dòng sông, cánh chim, áng mây… Từ những hình ảnh đó, đoạn thơ đã vẽ lại hình ảnh thiên nhiên làng quê Bắc Bộ khi thu về.

– Bức tranh thiên nhiên quê hương lúc thu về được cảm nhận: Bằng nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, cảm giác…) nên có hương vị, đường nét, hình khối, có những chuyển biến tinh tế theo thời gian.

– Bằng sự sáng tạo nhiều hình ảnh thơ mới mẻ gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu (gió heo may, sương khói…, hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng).

– Bằng nghệ thuật ngôn từ chính xác, tài hoa (các từ láy, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm) khiến cho bức tranh thu về thêm sinh động.

Bức tranh đó đẹp hơn bởi thấm đượm cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian.

– Bày tỏ cảm xúc, thái độ trước bức tranh thiên nhiên, đánh giá đoạn thơ và bài thơ.

– Có thể so sánh với các sáng tác khác cùng đề tài để khẳng định ấn tượng, cảm xúc trước sự độc đáo của bài thơ trước một đề tài đã rất quen thuộc.

Bằng những cảm nhận qua các giác quan đã làm cho bài thơ thêm sinh động với cảnh vật xung quanh. Tác giả miêu tả một cách rất chân thật và rất sinh động, hình ảnh con sông lúc đang bước vào mua thu hay hình ảnh những con chim, đặc biệt là đám mây có gì khác biệt giữa các mùa. Hình ảnh đám mây là hình ảnh đặc trưng cho mùa thu vì mây mùa thu có tính nhẹ nhàng, bay bổng là một khung cảnh thơ mộng khiến cho lòng người cảm thấy thanh thản. Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.

3. Nghệ thuật biểu hiện:

– Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

– Hình ảnh bài thơ tinh tế mang đậm vẻ “sang thu”, giàu sức biểu cảm lung linh, đa nghĩa, gợi chiều sâu suy nghĩ. Ngôn ngữ trong sáng giàu sắc thái biểu cảm. Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng từ láy đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

III. Kết luận:

Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang