bai-6-dung-tu-bo-co-gang-sgk-ngu-van-7-tap-2-sach-chan-troi-sang-tao

Đừng từ bỏ cố gắng (Bài 6, Ngữ Văn 7, tập 2, sách Chân trời sáng tạo).

* Nội dung chính: Văn bản đưa ra một thông điệp ý nghĩa: đừng từ bỏ cố gắng. Việc cố gắng không ngừng sẽ khiến cuộc sống trở nên thú vị với đầy đủ các gia vị ngọt bùi, cay đắng, cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc.

Đọc mở rộng theo thể loại:

ĐỪNG TỪ BỎ CỐ GẮNG.

Câu 1.  Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

* Ý kiến: Đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

– Lí lẽ 1: Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức.

+ Dẫn chứng 1: Không con đường nào bằng phẳng.

– Lí lẽ 2: Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng.

+ Dẫn chứng 2: Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành.

– Lí lẽ 3: Thành công bắt đầu từ thất bại.

+ Dẫn chứng 3: Thomas Edison. Nick Vuijicic… Các tấm gương vượt khó để có thành công.

– Lí lẽ 4: Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc.

+ Dẫn chứng 4: Hình ảnh bông hoa hồng.

Câu 2. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Văn bản “Đừng từ bỏ cố gắng” viết ra nhằm khuyên người đọc mạnh mẽ đối mặt vượt qua thất bại, luôn luôn cố gắng không ngừng để đạt được thành công.

Câu 3. Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống trong Đừng từ bỏ cố gắng và tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản dựa vào bảng sau:

Trả lời:

Trả lời: 

Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sốngBiểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắngTác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản

Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

– Dẫn ra câu nói của Đặng Thùy Trâm:

– “Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng”.

+ “Đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực và ước mơ, bởi chính sự kiên trì, bên bỉ và những bài học tích lũy được qua những lần vấp ngã sẽ tôi luyện bản lĩnh, mở rộng tầm nhìn, giúp ta trưởng thành hơn.

+ “hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã”

+ “hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đưng bao giờ từ bỏ cố gắng”.

– Khẳng định rõ ràng, mạch lạc quan điểm muốn truyền tải qua văn bản là: thuyết phục người đọc đối mặt vượt qua thất bại, luôn luôn cố gắng không ngừng để đạt được thành công.

Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

– Lí lẽ 1: Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình.

  • Dẫn chứng 1: Không con đường nào bằng phẳng.

– Lí lẽ 2: Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng.

  • Dẫn chứng 2: Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành.

– Lí lẽ 3: Thành công bắt đầu từ thất bại. Biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

  • Dẫn chứng 3: Thomas Edison trải qua hàng ngàn thất bại trước khi phát minh ra dây tóc bóng đèn; Ních Vu-chi-xích bất chấp mọi rào cản và khó khăn không ngừng vươn lên,….

– Lí lẽ 4: Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc.

  • Dẫn chứng 4: Hình ảnh bông hoa hồng. Thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai sắc nhọn của đóa hoa hồng. Hãy yêu thích màu hoa rực rỡ của nó.
– Tăng tính thuyết phục cho luận điểm đã viết.

– Lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đáng tin cậy, được số đông thừa nhận, nhiều người biết đến có tác dụng làm rõ ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thuyết phục được người đọc về sự cố gắng sẽ đem lại thành công.

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

– Đi từ luận điểm lí lẽ đến dẫn chứng theo trình tự từ cá nhân là “Ta” đến các vĩ nhân Thomas Edison, Nick Vujicic…– Bài văn mạch lạc, thuyết phục người đọc.
Lên đầu trang