Norman Kusin viết: Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.

norman-kusin-viet-cai-chet-khong-phai-la-dieu-mat-mat-lon-nhat-trong-cuoc-doi-su-mat-mat-lon-nhat-la-de-tam-hon-tan-lui-ngay-khi-con-song

Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống (Norman Kusin).

Dàn bài 1:

I. Mở bài:

– Bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

“Cái chết” chính là lúc con người kết thúc đi sự sống của bản thân mình, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của bản thân.

– “Tâm hồn lụi tàn khi đang còn sống” là một tâm hồn đã bị chai sạn, trơ lì về mặt cảm xúc, trở nên vô cảm, ích kỉ, không còn biết rung động, khổ đau trước nỗi bất hạnh của người khác. Đó là những người sống bi quan, buồn rầu, đánh mất niềm vui và giá trị của bản thân.

Ý nghĩa: Trong cuộc sống của mỗi người, cái chết, sự ra đi về thể xác của con người không phải là điều đáng sợ nhất mà điều khiến con người sợ hãi nhất đó chính là con người ta sống nhưng bị trơ lì, chai sạn về tâm hồn, cảm xúc. Câu nói khuyên nhủ con người sống hướng đến giá trị tốt đẹp của cuộc sống và bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp đẽ.

2. Bàn luận:

– Câu nói là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống. Sống và chết vốn là những trạng thái tự nhiên đối lập. Tạo hóa và không bất cứ ai trong chúng ta có thể thay đổi được điều đó. Càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết. Đó là sự mất mát về mặt vật chất.

– Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao cái chết thật nhẹ nhàng, họ sẵn sàng chết để bảo vệ lí tưởng, bảo vệ mục đích sống, lẽ sống cao đẹp của bản thân. Có những người dù chết đi, dù thể xác họ đã trở về với đất mẹ thân yêu nhưng hình ảnh của họ, lẽ sống tốt đẹp của họ vẫn còn mãi với thời gian và còn sống mãi trong tâm trí của lớp lớp thế hệ sau.

– Cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.

– Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng. Cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ.

– Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi.

– Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sự tàn lụi về tâm hồn khiến con người ta sống thờ ơ, vô cảm với những thứ đang diễn ra xung quanh mình và đến cuối cùng thứ nhận về được chỉ toàn tham lam, giả dối.

– Những người bị lụi tàn về tâm hồn sẽ đánh mất đi ý chí, niềm tin của bản thân, họ dễ dàng bỏ cuộc và chùn bước, buông xuôi, bất lực và dần rơi vào ngõ cụt, không lối thoát.

– Sự sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi.

– Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất.

III. Kết bài

– Khẳng định ý kiến và vấn đề nghị luận: Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.

– Rút ra bài học và khuyến nghị liên hệ đến bản thân: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập, trau dồi vốn kiến thức, mỗi người chúng ta phải luôn biết tự làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn mình.

Dàn bài 2:

  • Mở bài:

– Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn nhất với mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái chết để giành sự sống.

– Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và cái chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ hãi trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho “tâm hồn mình tàn lụi”.

  • Thân bài:

1. Giải thích câu nói của Norman Kusin:

“Cái chết”: chính là lúc con người kết thúc đi sự sống của bản thân mình, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của bản thân.

– “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời”: Sự sống thật đáng quý. Thế nhưng, một cuộc sống vô nghĩa thì cuộc sống đó không có gì đáng quý.

“Tâm hồn lụi tàn khi đang còn sống”: là một tâm hồn đã bị chai sạn, trơ lì về mặt cảm xúc, trở nên vô cảm, ích kỉ, không còn biết rung động, khổ đau trước nỗi bất hạnh của người khác.

→ Trong cuộc sống của mỗi người, cái chết, sự ra đi về thể xác của con người không phải là điều đáng sợ nhất mà điều khiến con người sợ hãi nhất đó chính là con người ta sống nhưng bị trơ lì, chai sạn về tâm hồn, cảm xúc.

2. Bàn luận:

Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong cuộc đời?

– Cái chết luôn là quy luật của tự nhiên, tạo hóa và không bất cứ ai trong chúng ta có thể thay đổi được điều đó. Cuộc sống với con người thật là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này.

+ Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao cái chết thật nhẹ nhàng, họ sẵn sàng chết để bảo vệ lí tưởng, bảo vệ mục đích sống, lẽ sống cao đẹp của bản thân.

+ Có những người dù chết đi, dù thể xác họ đã trở về với đất mẹ thân yêu nhưng hình ảnh của họ, lẽ sống tốt đẹp của họ vẫn còn mãi với thời gian và còn sống mãi trong tâm trí của lớp lớp thế hệ sau.

– Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu.

Dẫn chứng:

+ Chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của họ vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất?

Vì sao sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ?

– Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng… Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”.

– Sự tàn lụi về tâm hồn khiến con người ta sống thờ ơ, vô cảm với những thứ đang diễn ra xung quanh mình và đến cuối cùng thứ nhận về được chỉ toàn tham lam, giả dối.

– Những người bị lụi tàn về tâm hồn sẽ đánh mất đi ý chí, niềm tin của bản thân, họ dễ dàng bỏ cuộc và chùn bước, buông xuôi, bất lực và dần rơi vào ngõ cụt, không lối thoát.

Dẫn chứng:

+ Đó là lí do khiến Trương Ba xin được “chết” khi Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác, không phải là mình.

3. Làm thế nào để cuộc sống có ý nghĩa.

– Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

– Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

4. Liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay.

– Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Nhiều người người sống vô cảm, thờ ơ, nhạt nhẽo, sống chỉ biết hưởng thụ và không có mục tiêu của mình. Đó là những con người đã bị chai sạn về mặt tâm hồn, tê lì về mặt cảm xúc mà cả xã hội cần lên án, phê phán, bài trừ.

– Sống tích cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi”.

– Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập, trau dồi vốn kiến thức, mỗi người chúng ta phải luôn biết tự làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn mình.

  • Kết bài:

– Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

Bài văn tham khảo 1:

I. Mở bài:

– Mỗi người chúng ta sẽ chỉ sống một lần và rồi chết đi – cái chết như quy luật của tạo hóa không ai có thể thay đổi nhưng chúng ta cần có một lối sống đẹp, làm giàu cho tâm hồn mình để cuộc sống của chúng ta thật sự có ý nghĩa. Bàn về ý nghĩa của sự sống và cái chết, có người cho rằng: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

II. Thân bài:

1. Giải thích câu nói:

-“Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này, trước tiên cần phải khẳng định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Khi chết, người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì yêu thương, gắn bó, không còn được tận hưởng niềm hạnh phúc, những thú vui, lao động, cống hiến và sáng tạo. “Mỗi con người chỉ được sống một lần…”, một nhà văn Nga đã từng nói như thế. Và như thế, cũng có nghĩa, một con người bình thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất. Vậy nhưng, theo Norma Kusin, có một nỗi mất mát còn lớn hơn, đó là khi người ta “để cho tâm hồn tàn lụi khi còn sống”. Tại sao lại thế?

-“Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Cuộc sống của con người tồn tại ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. Nghĩa là phải có khát vọng lao động và sáng tạo; phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và biết ghét, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời.

2. Bàn luận:

– Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn nhất với mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái chết để giành sự sống.

– Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và cái chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ hãi trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho “tâm hồn mình tàn lụi”.

Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất?

– Cuộc sống với con người thật là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất?

– Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”. Đó là lí do khiến Trương Ba xin được “chết” khi Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác, không phải là mình.

III. Kết bài:

– Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Sống tích cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi”

Bài văn tham khảo 1:

Mỗi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành ai cũng mong ước sẽ sống thật lâu và có cuộc sống thật êm đềm, hạnh phúc. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta luôn phải đối diện với thật nhiều những điều sợ hãi và có lẽ cái chết là điều mà con người ta sợ nhất. Thế nhưng, Nooc-man Kusin lại từng nói “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngày cả khi còn sống”. Vậy nên hiểu câu nói này như thế nào và nó có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?

Như chúng ta đã biết, “cái chết” chính là lúc con người kết thúc đi sự sống của bản thân mình, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của bản thân. Chết cũng có nghĩa là con người ta phải rời xa cuộc sống hiện tại, vĩnh viễn rời xa những người thân yêu và cả những gì mình đang có. Còn “tâm hồn lụi tàn khi đang còn sống” là một tâm hồn đã bị chai sạn, trơ lì về mặt cảm xúc, trở nên vô cảm, ích kỉ, không còn biết rung động, khổ đau trước nỗi bất hạnh của người khác. Như vậy, từ cách hiểu đó, có thể thấy câu nói của Nooc-man Ku-sin muốn nói với mọi người rằng, trong cuộc sống của mỗi người, cái chết, sự ra đi về thể xác của con người không phải là điều đáng sợ nhất mà điều khiến con người sợ hãi nhất đó chính là con người ta sống nhưng bị trơ lì, chai sạn về tâm hồn, cảm xúc.

Có thể thấy, câu nói của Nooc-man Ku-sin là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, đã đưa đến cho chúng ta nhiều suy ngẫm và bài học có giá trị. Tại sao tác giả nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời”? Từ xưa đến nay, cái chết luôn là quy luật của tự nhiên, tạo hóa và không bất cứ ai trong chúng ta có thể thay đổi được điều đó. Dù bạn là ai đi chăng nữa thì cũng sẽ chỉ sống một lần và khi chết đi sẽ trở về với cát bụi, về với một thế giới khác để lại bắt đầu một hành trình mới. Thêm vào đó, “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất” bởi lẽ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao cái chết thật nhẹ nhàng, họ sẵn sàng chết để bảo vệ lí tưởng, bảo vệ mục đích sống, lẽ sống cao đẹp của bản thân.

Có lẽ khi nhắc tới đây, chúng ta không thể nào quên đi người anh hùng Võ Thị Sáu đã sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc hay như anh hùng Phan Đình Giót sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng lấy thân mình để lấp lỗ châu mai. Những con người ấy dù chết đi, dù thể xác họ đã trở về với đất mẹ thân yêu nhưng hình ảnh của họ, lẽ sống tốt đẹp của họ vẫn còn mãi với thời gian và còn sống mãi trong tâm trí của lớp lớp thế hệ sau. Còn cái chết về mặt tâm hồn, sự lụi tàn về tâm hồn ngay cả khi còn sống mới là điều đáng sợ nhất với tất cả mỗi người.

Sự tàn lụi về tâm hồn khiến con người ta sống thờ ơ, vô cảm với những thứ đang diễn ra xung quanh mình. Người ta sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mà quên đi những người xung quanh để rồi đến cuối cùng thứ nhận về được chỉ toàn tham lam, giả dối. Không chỉ dừng lại ở đó, những người bị lụi tàn về tâm hồn sẽ đánh mất đi ý chí, niềm tin của bản thân. Bởi vậy, trước những sóng gió, khó khăn, thử thách của cuộc sống, họ dễ dàng bỏ cuộc và chùn bước, buông xuôi, bất lực và dần rơi vào ngõ cụt, không lối thoát. Để rồi, đến cuối cùng, họ tự đánh mất đi chính bản thân mình, mất đi niềm tin vào cuộc sống và cuộc sống đối với họ bỗng trở nên nhạt nhẽo và vô nghĩa.

Như vậy, có thể thấy, câu nói của Nooc-man Ku-sin đã đưa đến cho mọi người bạn học có giá trị về cách sống. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, có rất nhiều người có lẽ sống đẹp, giàu có về mặt tâm hồn, đó là những người chúng ta ngưỡng mộ và cần noi theo. Tuy nhiên, vẫn còn đó có những con người sống vô cảm, thờ ơ, nhạt nhẽo, sống chỉ biết hưởng thụ và không có mục tiêu của mình. Đó là những con người đã bị chai sạn về mặt tâm hồn, tê lì về mặt cảm xúc mà cả xã hội cần lên án, phê phán, bài trừ. Đặc biệt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc học tập, trau dồi vốn kiến thức, mỗi người chúng ta phải luôn biết tự làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn mình, phải biết rung động trước cái đẹp, cảm thương, khổ đau trước những hoàn cảnh bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống.

Mỗi người chúng ta sẽ chỉ sống một lần và rồi chết đi – cái chết như quy luật của tạo hóa không ai có thể thay đổi nhưng chúng ta cần có một lối sống đẹp, làm giàu cho tâm hồn mình để cuộc sống của chúng ta thật sự có ý nghĩa.

Bài văn tham khảo 2:

Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Mỗi người phải trải qua quá trình rèn luyện để trở nên hoàn hảo. Vì vậy, chúng ta hãy nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp đẽ, rèn luyện để trở thành người có ích, bởi “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống.”

Nhiều người nghĩ rằng khi chết là mất hết, trở về với cát bụi. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Nếu ta sống mà không chăm sóc và nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, thì cũng coi như ta đã chết, chỉ là một xác thôi, không có hồn. Vì vậy, việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn đơn giản là biết nhìn nhận và đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, công việc, điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Đồng thời, vượt qua khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập và rèn luyện. Hơn nữa, chúng ta cần học hỏi từ những điều tốt và những phẩm chất tốt của người khác để trở nên tốt hơn, tiến bộ hơn.

Mỗi người cần rèn luyện và phát triển những phẩm chất quý giá, tốt đẹp, và luôn hướng đến lý tưởng cao cả. Những người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân luôn tự đánh giá mình, tích cực học hỏi từ người khác và rèn luyện bản thân theo chuẩn mực phù hợp. Để tiến bộ hơn, chúng ta cần không ngừng nâng cao tri thức và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách và phẩm chất đạo đức.

Đầu tiên, chúng ta cần tin tưởng vào bản thân, trân trọng bản thân và không tự ti. Chúng ta cần nhận ra điểm yếu và điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh,không ngừng học hỏi để tiến bộ và hoàn thiện. Mỗi người đều cần tự hoàn thiện bản thân vì mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc tự hoàn thiện là điều tất yếu để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng tiến bộ ngày càng.

Bài văn tham khảo 3:

Thể xác và linh hồn là hai yếu tố không thể thiếu trong mỗi con người. Một số người cho rằng cái chết là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những người nhận thấy rằng “cái chết không phải là sự mất mát lớn nhất, mà là khi tâm hồn bị hủy hoại trong quá trình sống”. “Tâm hồn” là cái bên trong mỗi người, một bộ mặt đẹp, nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà chúng ta cần rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện bản thân.

Câu trên đã khuyên rằng chúng ta nên trân trọng giá trị cuộc sống để tận hưởng mỗi khoảnh khắc và nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp. Sống và chết là hai trạng thái đối lập trong cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta đều sợ cái chết và mất mát đau buồn. Tuy nhiên, có một nỗi sợ hơn đang ngấm nước và làm hủy hoại con người, đó là cái chết trong tâm hồn. Thế giới đầy áp lực về tiền bạc và đầy gánh nặng cuộc sống đã trở thành nỗi lo hàng ngày, khiến ta cảm thấy tuyệt vọng và bế tắc. Vì thế, ta thường quên nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn mình. Dù cuộc sống có khó khăn và đau đớn, nhưng chỉ có trái tim và tâm hồn mới tạo nên niềm hạnh phúc, giúp ta vượt qua khó khăn và đạt đến thành công.

Vẻ đẹp của tâm hồn chính là giá trị thật sự của con người, nó cho thấy ai chúng ta là và đã trải qua những gì. Giữa cái chết về thể xác và cái chết trong tâm hồn, bạn cảm thấy cái nào đáng sợ hơn? Điều đáng trách và thảm hại nhất là nếu bạn chọn một cuộc sống chết mòn mà không có ước mơ và khao khát. Dù cuộc đời chỉ có một lần, nhưng đừng quên rằng bạn có nhiều lựa chọn. Hãy sống đúng nghĩa, đừng chỉ tồn tại

Bài văn tham khảo 4:

Cuộc sống con người là một hằng số hữu hạn của biển số thời gian, thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn, nhưng cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống, nhận định trên phải chăng đã đặt ra cho ta một câu hỏi, ta nên sống thế nào khi đời người quá nhỏ bé hư vô?

Chết là một quy luật tự nhiên, là sự chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Từ ngàn xưa cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức của con người, có người cho rằng chết là hết, là chấm dứt hết thảy mọi mối quan hệ với cuộc đời, là chìm vào thế giới vô cảm, vô thức, chúng ta cần phải hiểu biết về cái chết để biết về sống, ngược lại ta cần phải thông hiểu về sống để hiểu về cái chết. Chết không phải sự cao trung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng chảy, cái chết giống như một bến đỗ là nơi chúng ta lên tàu để chuẩn bị cho những chuyến đi khác. Cái chết không phải sự mất mát lớn nhất trong tâm hồn con người, bởi cái chết thực sự không hề kinh khủng. Con người ai cũng sẽ một lần phải chết, không ai có thể trường sinh mãi mãi khi con người chết đi, họ sẽ được đầu thai kiếp khác, lại được sống một cuộc đời mới, một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Tâm hồn là cái đẹp bên trong của con người, là thước đo đánh giá nhân phẩm của cá nhân, là cách thể hiện rõ nhất suy nghĩ tính cách của một cá thể, tâm hồn tàn lụi là tâm hồn bị tổn thương, héo úa, vàng vọt, mất đi những nét đẹp ban đầu, mất đi sự chân thành nguyên vẹn.

Thực chất câu nói đã đưa ra một vấn đề, điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu, không phải chúng ta chết khi nào, mà quan trọng là chúng ta đã sống ra sao để tâm hồn không lụi tàn, để cuộc sống trở nên đầy ý nghĩa?

Tại sao cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời? trong cuộc sống có rất nhiều người coi cái chết là điều đáng sợ, coi đó là điều mất mát rất lớn, họ cho rằng chết là phải xuống địa ngục, bị đầy đoạ, hành hạ đau khổ, không ai muốn mình chết đi khi đời vẫn đẹp, khi chưa tận hưởng được hết hương vị cuộc đời, thế nhưng nếu coi cái chết như những sự kiện khác bình thường trong cuộc đời, thì ta sẽ nhận thấy rằng cái chết không phải là điều đáng

sợ và mất mát như ta nghĩ. Khi chúng ta chết đi, thế hệ khác sẽ ra đời, khi chết đi ta sẽ tạo được cơ hội và niềm vui cho thế hệ trẻ, vì vậy chúng ta không nên coi cái chết là mất mát đáng sợ, hãy đón nhận nó một cách bình thản để không trở thành vật cản đánh sai lịch sử của thời gian trở thành một con người ích kỷ.

Còn tại sao điều đáng sợ nhất lại là sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống, như đã nói ai cũng phải chết một lần, nên nó cũng chỉ là một sự kiện bình thường của con người, nhưng trái lại một người khi sống mà như đã chết thì thật là đáng sợ. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ vấp ngã, không đủ can đảm để đứng dậy, không dám đối mặt với sự thật và họ luôn trốn tránh yếu hèn để rồi làm đỡ phí thời gian quý báu. Không chỉ cảm nhận được cái đẹp cái hay dần dà tâm hồn của họ bị chai sạn không có tình thương, tâm hồn trở nên lụy tàn nhanh chóng, sự lụi tàn trong tâm hồn là một mất mát thực sự lớn, nó giết chết cái này, để cho cái xấu lẫn ác, cái tốt giết chết những nhân phẩm, phẩm rất quý báu của con người.

Để tránh làm cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống, con người cần phải sống để biết khi sinh tạo cơ hội cho người khác, biết cho đi mà không nhận lại, luôn giúp đỡ người khác để cuộc sống tràn ngập yêu thương, sống có mục đích, lý tưởng để luôn hướng về mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sáng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, để sống có mục đích, lý tưởng đó là nữ anh hùng Võ Thị Sáu chị đã anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong một lần công tác chị đã bị giặc bắt, bị tra tấn dã man. Nhưng chị vẫn quyết không khai nửa lời, sau cùng chúng quyết định đưa chị ra côn đảo để xử bắn, trên đường ra pháp trường chị còn ngắt bông hoa cài lên mái tóc.

Khi cha xứ xin làm lễ rửa tội cho chị, chị đã kiên quyết trả lời tôi không có tội, “lẽ nào yêu nước là có tội. Nếu muốn rửa tội ông hãy rửa tội cho lũ cướp nước kia”, trước lúc bị bắn, chị đã gạt phăng tấm vải đen bịt mắt để nhìn non sông đất nước của mình, chị đã hô vang khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm, chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”, dù đã hi sinh nhưng hình ảnh của chị vẫn còn mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam còn mãi trong những câu thơ, bài hát. Tâm hồn chị vẫn rực sáng, không bao giờ lụi tàn, tiếp thêm tinh thần yêu nước cho dân tộc ta.

Chết chưa phải là hết, là kết thúc tất cả, chết nhưng để lại tiếng thơm cho đời thì cái chết ấy vẫn đẹp. Điều quan trọng là con người biết sống đẹp, sống có ích để tâm hồn không lụi tàn một cách nhanh chóng. Câu nói trên còn phê phán những con người sống hờ hững, vô cảm, không có tình người, sống mà tâm hồn già cỗi, thiếu tình thương, phê phán một bộ phận học sinh không có lí tưởng, không biết sống đẹp sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình, sống lầm đường lạc lối lối, sống tẻ nhạt, không dám xác định mình.

Mỗi người trong chúng ta không nên coi cái chết là một điều đáng sợ, hãy sống sao cho có ích, có ý nghĩa. Bởi thời gian thì vô hạn, mà đời người thì nhỏ bé, hãy làm tất cả những gì khi còn có thể, nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt / Còn hơn le lói đến ngàn năm”.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt sống đẹp, sống lạc quan, để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

“Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi khi đang sống” là bài học, là hành trang quý giá trên đường đời nó sẽ luôn nhắc nhở tôi luôn sống đẹp sống có ích đón nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng thoải mái để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.