»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ của em về phương châm “Học đi đôi với hành”?
- Mở bài:
Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là một phương pháp khoa học, tiến bộ.
- Thân bài:
1. Giải thích:
Học là gì?
+ Học lí thuyết từ sự hướng dẫn của thầy cô, hay tự học từ sách vở, bạn bè, cuộc sống…
+ Học có nhiều loại: học văn hoá, kiến thức khao học, học nghề,…
+ Mục đích: trang bị những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hành là gì?
– Hành là đem những cái đã học vào thực tế để kiểm tra độ đúng – sai, làm cho nó sinh động thêm.
– Hành có nhiều cấp độ: bắt chước, làm lại theo trí nhớ, sáng tạo hoạt động mới… tuỳ thuộc vào trình độ mà ta học được và điều kiện mà ta có để thực hành.
Ví dụ: Công việc của người nông dân trên đồng ruộng khác với công việc của kĩ sư nông nghiệp trong phòng thí nghiệm. Công nhân làm việc khác với các nhà khoa học.
2. Bàn luận:
+ “Học đi đôi với hành” là một phương châm đúng.
+ “Học “ và “hành” là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau.
+ “Học” đóng vai trò quyết định, nhưng học mà không thực hành thì học chỉ là vô ích.
+ Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không nắm được bản chất sự vật, dễ ấu trĩ, duy ý chí.
3. Rút ra bài học:
Cần kết hợp giữa lí thuyết và thực hành thì kiến thức mới trở nên thiết thực, có ích, giúp nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng thực tế.
- Kết bài:
Học đi đôi với hành là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, cần được áp dụng sâu rộng vào việc học tập.
Bài tham khảo:
- Mở bài:
Học và hành là hai hoạt động diễn ra song song trong quá trình học tập của con người. Giữa học và hành có mối quna hệ khăng khít, không thể tách rời.
- Thân bài:
1. Giải thích:
– “Học”: là hoạt động lĩnh hội, tiếp thu tri thức mới, những điều chưa biết.
– “Hành”: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Bàn luận:
Tại sao học và hành phải đi đôi?
– Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
+ Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị.
– Ngược lại: chỉ hành mà không học thì hành sẽ không trôi chảy,chỉ là sự mò mẫm chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc
Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
– Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học.
Tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành:
– Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và đúng như Nguyễn Thiếp nói “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
3. Liên hệ đến bản thân:
– Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.
– Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này để việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với một số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.
- Kết bài:
Học đi đôi với hành là nguyên tắc giúp con người học tập thành công. Học mà không hành không chỉ tiêu tốn công sức mà con là nguyên nhân dẫn đếm mọi thất bại của con người.
Bài tham khảo:
Bàn phương châm “Học đi đôi với hành”?
I. Mở bài:
Xã hội càng hiện đại, sự đầu tư, quan tâm cho giáo dục ngày càng tăng. Nhờ vậy, càng nhiều trẻ em được cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng không phải ai cũng vận dụng linh hoạt và hiệu quả phương pháo này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”
II. Thân bài:
1. Thế nào là “Học đi đôi với hành”?
Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,…. Là sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội, là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả,là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….
Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống, là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
Học đi đôi với hành quá trình ghi nhớ và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống để có lĩnh hội và tiếp thu kiến thức đã học. nói cách khác bên cạnh tiếp thu tri thức còn cần trải nghiệm nó ở thực tế, áp dụng lý thuyết để hiểu được tính đúng đắn của thực tế.
Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao.
2. Lợi ích của Học đi đôi với hành:
Học đi đôi với hành mang lại hiệu quả thiết thực trong học tập. Nếu chỉ học lý thuyết xuông mà không có thực hành thì chỉ là học vẹt, sẽ rất mau quên, làm giảm hiệu quả học tập. Học kết hợp với hành giúp việc học sẽ không bị nhàm chán. Thực tế là những thứ muôn hình muôn vẻ, chứ không cứng nhắc như những con số trên trang giấy, do vậy dễ đi vào trí nhớ và khắc sâu trong tâm trí con người hơn.
Học đi đôi với hành giúp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả, có kĩ năng làm việc. Nếu học hiệu quả sẽ giúp mỗi con người làm chủ kiến thức, dễ dàng vận dụng kiến thức đó trong thực tế, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3. Một số phương pháp học tập sai lầm:
Học chuộng hình thức. Tức là học vẹt, không hiểu bản chất vấn đề, do đó rất nhanh quên và không thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Học vì ép buộc Học vì không xuất phát vì yêu thích, mà do áp lực từ nhà trường, gia đình nên rất dễ gây nhàm chán, mau quên.
4. Bài học nhận thức và hành động:
Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn, rất có hiệu quả trong học tập. Thường xuyên vận dụng cách học này, đồng thời kết hợp với niềm yêu thích, say mệ với học tập.
Để phương pháp này được áp dụng thường xuyên cần chăm chỉ học lý thuyết, vận dụng ngay trên thực tế khi có thể, nếu không hiểu ở đâu mạnh dạn hỏi thầy cô và bạn bè. Và nhất là nên rủ thêm bạn bè để học phương pháp này tốt nhất.
III. Kết bài:
Học và hành là hai hình thức mà mỗi người phải đều làm tốt và phải kết hợp chúng thường xuyến với nhau một cách hiệu quả để đạt được kết quả học tập cao nhất. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Do vậy, mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.
Mối quan hệ giữa học và hành qua Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp