Thông điệp từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy làm mỗi chúng ta không khỏi giật mình

thong-diep-tu-bai-tho-anh-trang-cua-nguyen-duy-lam-moi-chung-ta-khong-khoi-giat-minh

Thông điệp từ bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy làm mỗi chúng ta không khỏi “giật mình”

  • Mở bài:

Ánh trăng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Duy ở giai đoạn sau chiến tranh. Thông qua hình tượng nghệ thuật “ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Giữa dòng sống tấp nập, đọc lại bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để một lần nữa đi tìm lẽ sống và bất chợt “giật mình” về những gì ta đã vô tình lãng quên mà không hề hay biết.

  • Thân bài:

Thông qua những đổi thay của người lính, bài thơ “Ánh trăng” gửi đến người đọc mọi thế hệ một thông điệp sâu sắc. Sau khi chiến tranh lùi xa, tiếng súng không còn vang vọng, người lính trở về cuộc sống đời thường, trở về với cuộc sống yên bình với bao nhiêu điều lo toan, tất bật. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta lãng quên chiến tranh và quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường, những kỷ niệm, ký ức của chiến tranh lại hiện lên tươi nguyên như những thước phim quay chậm hiện về. Quá khứ mất mát, đau thương ngày hôm qua giúp ta nhận ra chính mình trong sự bề bộn, gấp gáp của cuộc sống hiện tại. Nhẹ nhàng mà nạnh mẽ, nhà thơ Nguyễn Duy với thi phẩm “Ánh trăng” đã gửi tới bức thông điệp: đừng sống vô tình, vô nghĩa; đừng chạy theo vật chất mà quên đi quá khứ ân tình, thủy chung.

Ai cùng có quá khứ để trân trọng và hồi nhớ. Những tháng ngày đã qua là nơi chứa đựng và gìn giữ kí ức của cuộc đời. Quá khứ của dân tộc ta là cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược. Quá khứ của nhân dân ta là hi sinh, mất mát. Nền độc lập của đất nước và cuộc sống yên bình của nhân dân hôm nay là kết tinh của tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do vì sự nghiệp chiến đấu thống nhất nước nhà, là máu xương của biết bao con người đã anh dũng ngã xuống. Bởi thế, sống biết tôn trọng quá khứ của dân tộc mới là người đáng trân trọng.

Con người thật đáng sợ khi không thấy rung động trước bao nỗi đau của các thế hệ đi trước. Đáng sợ hơn là sự thờ ơ, vô cảm với thời cuộc, chỉ biết khư khư với cái ghế công danh, lợi lộc, bạc tiền, quyền uy.

Quá khứ là một phần không thể thiếu của mỗi con người, thiếu nó, con người cũng không thể có tương lai. Từ quá khứ, con người theo dòng thời gian đến với hiện tại. Từ trong hiện tại, quá khứ lại vào thơ. Nguyễn Duy ghi khắc lại những tháng ngày thơ ấu là cuộc kháng chiến gian khổ mà ở đó vầng trăng và nhà thơ thành “ tri ki” :

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Tuổi thơ của con người gắn bó với hình ảnh những cánh đồng, dòng sông, biển cả bình dị và hồn hậu. Chính từ đó, con người đã lớn khôn, trưởng thành. Và đó là một quãng đời họ sống như đếm, đẹp như ánh trăng trong một đêm xa lắc,… Ký ức về năm tháng kháng chiến tranh là cả một quãng đời dài sống trong tình thương yêu, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy. Trăng như người bạn thân thiết của con người. Ở đó, tâm hồn, tình cảm của con người cũng nguyên sơ, thuần hậu như thiên nhiên, cây cỏ. Trăng và người đã tạo ra mối quan hệ giao tiếp, giao hoà, thuỷ chung tưởng như không bao giờ có thể quên được. Nhưng cho đến khi hoàn cành sống đổi thay làm cho con người cũng có nhiều đổi thay. Chiến tranh kết thúc, sự ác liệt đã không còn,, người lính từ rừng núi heo hút trở về với đô thị phồn hoa. Trước sự cám dỗ, họ nhanh chóng chìm đắm trong đời sống vật chất tiện nghi, lãng quên quá khứ, lãng quên vầng trăng tình nghĩa, ân tình, thủy chung năm xưa:

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Chiến tranh kết thúc, người lính trở về với cuộc sống đời thường. Nhiều người bị hấp dẫn bởi văn minh đô thị, với ánh điện, cửa gương… Ánh sáng nhân tạo đã làm họ “quen” tưởng như không thể thiếu được, rồi khiến họ “quên” ánh sáng của tự nhiên hiền dịu. Cái hôm nay khác nhiều lắm cái ngày hôm qua. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí bào sinh ra tử. Giờ đây, trăng vẫn từng ngày “đi qua ngõ” nhưng con người chẳng hề để ý đến, chỉ xem như “người dưng qua đường” mà thôi:

Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.

Vầng trăng năm xưa vốn là “tri kỉ” hết sức nghĩa tình, là một phần rất quan trọng trong cuộc sống con người, giờ đây, bỗng chốc, trăng trở thành một “người dưng qua đường”. Sự thật phũ phàng lắm thay. Nguyễn Duy đã diễn tả được sự đổi thay của Ịòng người một cách lạnh lùng và đầy thán trách. Cái lãng quên, dửng dưng đến thật nhanh qua cách so sánh thật thấm thía và chua chát: “như người dưng qua đường”. Trạng thái thờ ơ, lạnh nhạt với những gì tốt đẹp đã qua được phát hiện và cảnh tỉnh sâu sắc.

Cuộc đời vốn nhiều biến động. Sự đổi thay không ai định biết được. Nhưng quên lãng tuổi thơ và những ký ức đẹp là thuộc về trách nhiệm của từng cá thể trong cộng đồng người luôn phát triển. Điều này thuộc về nhân cách, văn hoá và bản lĩnh sống của mỗi người. Cũng như dòng sông có lúc phẳng lặng, êm đềm, cũng có lúc ghềnh thác dữ dội. Ta không trách cuộc đời nhiều cạm bẫy, chỉ trách mình yếu đuối trước sức mạnh của bạc tiền và khát vọng được nghỉ ngơi sau hành trình đầy vất vả, hiểm nguy. Kể Ịại cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đã đặt con người vào hoàn cảnh điển hình để họ tự bộc lộ bản thân một cách trần trụi:

Thình lình đèn điện tắt
phồng buyn- đinh tối om
vội vàng tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.

Nếu như không mất điện, thứ ánh sáng nhân tạo không vụt tắt, bóng tối không bao phủ khắp không gian thì con người từng ờ rừng chắc chẳng còn nhận ra quá khứ với ánh trăng trong trẻo, dịu hiền. Trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh sáng quen thuộc, thân thương. Cái một thời cùng sống, cùng chiến đấu giờ đây trở nên xa lạ. Cuộc mưu sinh của con người sau chiến tranh thật đáng sợ. vầng trăng ngày xưa đã thức tỉnh người lính, giúp họ nhận ra chính minh. Họ chợt nhận ra sự lãng quên, cái bạc bẽo tồn tại xung quanh và chính trong người lính…. Bây giờ đối mặt với vầng trăng tri ki, vầng trăng tình nghĩa, con người này mới nhận thức một cách rõ ràng sự tệ bạc của bản thân.

Gặp người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói gì cả, làm cho người lính năm xưa thấy “cái gì đó rưng rưng”. Rưng rưng vì xúc động, vì những tâm tình xưa sống lại, vì lương tâm được đánh thức, ánh trăng soi chiếu, khúc xạ qua lăng kính tâm hồn, giúp con người nhận ra độ chênh vênh của nhân cách mình :

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Ánh trăng trước sau vẫn vậy, luôn dân dã, mộc mạc, bình dị, thủy chung, luôn toả sáng. Trăng cứ lặng lẽ “tròn vành vạnh” một cách trong sáng vô tư, mặc chu thời gian trôi, mặc cho Không gian biến đổi, mặc cho bè bạn xưa ai đó quay lưng. Trăng trở thành duyên cớ để những ai đã đi qua chiến tranh tự soi mình phán xử. Trăng khơi gợi niềm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm, lương tri của con người. Cái giật mình ở đây là sự bừng tỉnh cần có và đáng có ở con người. Có lẽ, con người đã tìm được con đường về với chính bản thân mình trước đây để tìm lại những tháng ngày vô tình quên lãng.

Trăng tròn “vành vạnh” là sự trọn vẹn tình nghĩa trước sau như một. Trăng không phải là người nhưng “ánh trăng im phăng phắc” là một sự im lặng nghiêm khắc mà chứa bao sự khoan dung nhân ái. Chỉ có con người vô tình thôi còn tất cả vẫn “vành vạnh” đến vĩnh hằng. Vì thế, trăng đâu kể tội con người, trách cứ con người đã quên tình nghĩa. Sự sâu sắc của nhà thơ chính là ở chỗ này. Bằng phẩm chất cao thượng trăng- người bị bội bạc đã làm cho kẻ vô tình phải tỉnh ngộ.

Không chỉ dừng ở đó, cái giật mình ở đâu đây chỉ là sự bừng tỉnh, giác ngộ. Cái giật mình còn nói lên vẻ đẹp tâm hồn con người chẳng bao giờ vơi cạn. Hành trình đi tìm cái đẹp tâm hôn không bao giờ được ngừng nghỉ và việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người là công việc cần nhiều thời gian. Đó là một quá trình chấp nhận mất mát, đau khổ. Bởi bao giờ cũng thê, cuộc đấu tranh đi tìm cái đẹp vừa âm thầm vừa khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm và sự phấn đấu của mỗi người.

Người lính năm xưa đã soi nhìn vào quá khứ trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình, vô nghĩa. Phải thủy chung, vẹn tròn để nhìn trăng cho lòng nhẹ bớt bao nghĩ vợi với cuộc đời. Điều đáng nói ở đây là bài thơ đã nhắc nhở chúng ta hãy sống cho thật có tình, sống thuỷ chung để không phải hối tiếc. Có thế cuộc sống mới trọn vẹn và ý nghĩa. Và lúc đó con người mới thấy hết vẻ đẹp của trăng… Đó cũng là tư tưởng nhân văn sâu sắc của thi phẩm này.

Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị, đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”, đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.

  • Kết bài:

Thông điệp từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, đồng thời gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Ngày nay, con người càng ngày càng sống nhanh hơn với thời gian. Cuộc sống vội vã với thế giới công nghệ và cuộc mưu sinh nhọc nhằn làm cho không ít người chẳng nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, thậm chí quên cả bản thân mình. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy xuất hiện là một điều cần thiết. Bởi ánh sáng của nó tỏa ra, con người hiện đại không thể thay thế được. Nó làm cho chúng ta giật mình đủ để tâm hồn cất cánh bay cao.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.