Tri thức Ngữ văn Bài 10 (Ngữ văn 8, tập 2, Kết Nối Tri Thức)

bai-10-tri-thuc-ngu-van-ngu-van-8-ket-noi-tri-thuc

Tri thức ngữ văn
(Ngữ văn 8, Kết Nối Tri Thức)

Đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách.

Văn bản giới thiệu một cuốn sách thuộc loại văn bản thông tin trình bày khách quan những đặc điểm chung của cuốn sách: nhan đề tác giả; loại, thể loại văn bản đề tài chủ đề; bố cục; nội dung chính (tóm tắt). Đồng thời, loại văn bản này cũng nêu cách nhìn (quan điểm, thái độ) của tác giả cuốn sách về đời sống; những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc điểm mới, thú vị của cuốn sách. Có thể nêu ngắn gọn quan điểm và đánh giá của người viết nhưng không cần bàn luận sâu, không yêu cầu mở rộng và triển khai các lí lẽ, bằng chứng như văn bản nghị luận. Với những cuốn sách đã phổ biến rộng rãi, có thể giới thiệu thông tin về nhà xuất bản, năm xuất bản.

Vai trò của tưởng tượng trong sáng tạo và tiếp nhân văn học.

– Trong quá trình sáng tạo, tác giả cần quan sát, tìm hiểu đời sống, con người, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá,… Không có vốn sống, tác giả không thể xây dựng được các hình tượng nghệ thuật sống động. Mỗi tác giả có cách quan sát, cảm nhận và lí giải riêng về đời sống. Đồng thời, nhà văn từ tái hiện hiện thực mà tưởng tượng, hư cấu nên hình tượng văn học.

– Tưởng tượng giúp tác giả có thể hình dung rõ rệt hơn về con người với những đặc điểm ngoại hình, hành động, nội tâm,… Tưởng tượng khiến tác giả có thể nhập thân vào đời sống để hiểu hơn những điều còn tiềm ẩn, chưa bộc lỗ rõ ràng, dự đoán và diễn biến của sự việc, số phận nhân vật. Tưởng tượng là cách để tác giả hồi tưởng và tái hiện những điều đã chìm vào quá khứ, hiểu bản chất của những cảnh tượng chợt xuất hiện và nhìn thấy trước tương lai của những gì đang diễn ra…

– Tưởng tượng cũng là cách để tác giả kết nối những cuộc đời, những khoảng không gian, thời gian tưởng chừng rất xa nhau trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hiện thực và tưởng tượng luôn gắn kết với nhau, hoà trộn vào nhau ở từng chi tiết, ở chuỗi sự việc, ở hình tượng nhân vật,… được biểu hiện trong tác phẩm. Do đó, khi tiếp nhân tác phẩm văn học, người đọc cũng cần huy động trí tưởng tượng để có thể cảm nhận, hình dung cụ thể, sống động và thế giới đời sống: không gian, thời gian, nhân vật, cảm xúc,… đã được tác giả sáng tạo nên. Tưởng tượng giúp cho người đọc đồng cảm với tác giả và hiểu các chi tiết, sự việc, nhân vật,… một cách sâu sắc hơn.

Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản văn học

– Trong cấu tạo của văn bản, nhan đề là thành phần được đặt ở vị trí đầu tiên để gọi tên, đánh dấu sự bắt đầu của một văn bản và thu hút sự chú ý của người đọc. Nhan độ của văn bản văn học cũng có những đặc điểm chung đó. Tuy nhiên, khác với nhan đề của văn bản nghị luận, văn bản thông tin (thường mang nghĩa tưởng mình, khái quát). Nhan đó của văn bản văn học lại thường mang nghĩa hàm ẩn, gợi hình tượng. Trong một số trường hợp, nhan đề của văn bản văn học cũng có thể gọi ra đặc điểm loại hay thể loại văn bản, đề tài chủ đề, nhân vật,….

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.