Thực hành Tiếng Việt Bài 3: Từ Hán Việt (Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo)

bai-3-thuc-hanh-tieng-viet-bai-3-tu-han-viet-ngu-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao

Thực hành Tiếng Việt.

Từ Hán Việt.

Câu 1. Tìm thêm những từ Hán Việt để điền vào bảng sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

Trả lời:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ Hán Việt (giải nghĩa)

1

 Vô (không)  – Vô dụng: là không dùng được vào việc gì.

2

 Hữu (có)  – Hữu dụng: là có lợi ích, dùng được việc.

3

 Hữu (bạn)  – Bằng hữu: là mối quan hệ bạn bè.

4

 Lạm (quá mức)  – Lạm phát: là sự gia tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.

5

 Tuyệt (tột độ, hết mức)  – Tuyệt đỉnh: là điểm hoặc mức độ cao nhất.

6

 Tuyệt (dứt, hết)  – Tuyệt mệnh: là chết, chỉ điềm xấu.

7

 Gia (thêm vào)  – Gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào.

8

 Gia (nhà)  – Gia truyền: là bí quyết do ông cha để lại.

9

 Chinh (đánh dẹp)  – Chinh chiến: là chiến đấu ngoài mặt trận.

– Chinh phụ: là vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến.

10

 Chinh (đi xa)  – Chinh phu: chỉ người đi xa.

11

 Trường (dài)  – Trường kì: là lâu dài.

Câu 2. Đặt ba câu với ba từ Hán Việt tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Đặt ba câu với ba từ Hán Việt tìm được ở bài tập 1:

– Người chinh phụ chờ đợi người chinh phu trở về.

– Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng.

– Món ăn này ngon tuyệt đỉnh.

Câu 3. Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, giỏ), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

b. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầmđiềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

c. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

(Phan Anh Hải, Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới).

d. Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ảnh, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.

(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Trả lời:

a.

– Vô hình: Không xuất hiện hình dáng cụ thể

– Hữu hình: Có hình dáng, đường nét xuất hiện

b.

– Thâm trầm: Người sâu sắc, kín đáo

– Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị

– Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay

c.

– Tuyệt chủng: Điều gì đó hoàn toàn biến mất

d.

– Đồng bào: Người trong cùng một giống nòi, dân tộc, đất nước

Câu 4. Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.

(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Trả lời:

– Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi. Vì từ “hoang dại” và “mông muội” có nghĩa không giống nhau. Nếu “hoang dại” là gần gũi với thiên nhiên thì “mông muội” chỉ những người thiếu kiến thức, mơ hồ, không rõ ràng.

Câu 5. Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh họa.

a. Vô tư/ vô ý thức

b. Chinh phu/ chinh phụ

Trả lời:

a.

– Vô tư: Không hoặc ít lo nghĩ, sống hồn nhiên và vô tư, không nghĩ đến lợi ích riêng tư.

– Vô ý thức: Thái độ sống không đúng, làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người.

b.

– Chinh phu: Người chồng ra chiến trận, đánh trận thời kì phong kiến.

Chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.