Củng cố, mở rộng (Bài 5, Ngữ văn 6, tập 1, Kết nối tri thức)

bai-5-cung-co-mo-rong-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Củng cố, mở rộng.

Câu 1. Kẻ vào bảng theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản Cô Tô, Hang Én.

CÔ TÔ

HANG ÉN

Hành trình khám phá của người kể chuyện. Trận bão – Bình minh sau trận bão – Cảnh sinh hoạt người dân. Đường tới Hang Én (qua rừng nguyên sinh, nhiều dốc cao, ngoằn nghèo, 30 quãng sông suối): Dốc Ba Giàn – thung lũng Rào Thương – Hang Én.
Những thông tin xác thực được ghi chép (địa danh, con người, số liệu,…). vịnh Bắc Bộ, đồn Cô Tô, Thái Bình Dương, đảo Cô Tô, Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, đảo Thanh Luân, xã Bắc Loan Đầu, anh hùng Châu Hòa Mãn, biển Đông… Hang Én, dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương, 30 sông suôi, 110m2, 120m, 4km, A-rem, hàng trăm, Hô-oát Lim-bơ, hang Sơn Đòong…
Những biện pháp nghệ thuật nổi bật. – Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng.
– Biện pháp nghệ thuật so sánh.
– Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm.
– Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng.
– Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa được kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên các hình ảnh đặc sắc.
– Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm.

Câu 2. Tìm đọc thêm các tác phẩm kí hoặc thơ viết về các vùng miền của đất nước. Chỉ ra một vài nét tương đồng và khác biệt của những tác phẩm đó với các tác phẩm đã học trong bài.

Trả lời:

a. Các tác phẩm:

– Tác phẩm ký:

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

+ Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

– Tác phẩm thơ:

+ Chỉ một câu hò (Trà Sương)

Ta về thăm lại Huế xưa,
Đò xuôi một chuyến say sưa nghe hò
Sông Hương ai muốn bắc đò?
Cho dù xuôi ngược câu hò vẫn vang.

Đò xuôi tay lái khẽ khàng
Lăn tăn sóng lượn dịu dàng Huế ơi !
Đò xuôi lòng dạ thảnh thơi
Ngắm em gái Huế lòng rơi tím chiều !

Ta càng thổn thức đăm chiêu,
Huế ơi yêu Huế bao nhiêu cho vừa ?
Trông sao gặp lại người xưa !
Câu hò thắt ruột xứ Thừa Thiên ta !

Ngắm trời xanh rộng bao la !
Câu hò năm ấy thật xa mất rồi !?
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi !
Mà mưa xối xả xuống trời Thừa Thiên !”

Câu hò chất chứa nỗi niềm,
Mưa rơi xối xả sao tìm người xưa ?
Trông sao trời tạnh cơn mưa !
Đò xuôi dòng nước người đưa em về.

+ Hà Nội (Trần Đăng Khoa)

Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa.

Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận.

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.

Hà Nội có nhiều hào
Bụng súng đầy những đạn
Và có nhiều búp bê
Bóng tròn cho các bạn.

Hà Nội có tàu điện
Đi về cứ leng keng
Người xuống và người lên
Người nào trông cũng đẹp.

Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay…

b. So sánh:

– Điểm tương đồng: đều viết về quê hương, xưa sở nhất định.

– Điểm khác nhau: khác nhau trong đối tượng đề cập, hình thức thể hiện và cách dùng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.