Củng cố, mở rộng (Bài 5, Ngữ văn 8, tập 1, Kết Nối Tri Thức)

bai-5-cung-co-mo-rong-ngu-van-8-ket-noi-tri-thuc

Củng cố, mở rộng.

Câu 1. Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Trả lời:

– Các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài: châm biếm – mỉa mai, đả kích, hài hước.

Câu 2. Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Trả lời:

– Tiếng cười trong các văn bản có sức mạnh: mua vui cho người đọc, đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu của con người.

Câu 3. Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Trả lời:

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Cách các thầy bói xem voi và phán về voi là: dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi, sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế. Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi: Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng một mực theo ý kiến chủ quan của mình và cho rằng ý kiến của người khác là sai.

c. Chi tiết làm em thú vị nhất:

+ Thầy sờ vòi thì thấy sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn

+ Thầy sờ chân thì thấy sừng sững như cái cột đình

+ Thầy sờ đuôi thì thấy tua tủa như cái chổi sể cùn

+ Thầy sờ tai thì thấy bè bè như cái quạt thóc.

Câu 4. “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”. (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Bài làm:

Thông qua những tác phẩm, câu chuyện đã được học, chúng ta thấy tác giả sử dụng nhiều nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật châm biếm, mỉa mai vừa mang tính chất hài huớc vừa mang tiếng cười cho người đọc. Tiếng cười ấy là tiếng cười vui vẻ, mỉa mai để rồi cũng từ tiếng cười đó mà cái xấu được chế ngự. Người ta cười mình vì ngưỡng mộ, khâm phục hay là giễu cợt, châm biếm? Bản thân mình phải nhìn lại chính mình. Nếu là điều người ta ngưỡng mộ thì cứ thế mà phát huy. Nếu là giễu cợt thì phải coi lại bản thân mình đã làm điều gì chưa phải, không đúng? Như vậy, cũng nhờ tiếng cười mà bản thân mỗi chúng ta có dịp để nhìn nhận, phản tỉnh lại mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.