Những khuôn cửa dấu yêu (Trương Anh Ngọc) (Bài 5, Ngữ văn 7, tập 1, Kết nối tri thức)

bai-5-nhung-khuon-cua-dau-yeu-truong-anh-ngoc-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Thực hành đọc:

Những khuôn cửa dấu yêu
(Trương Anh Ngọc)

* Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau:

– Những đặc điểm cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn.

– Vẻ đẹp của đất nước và con người I-ta-li-a (Italia).

– Những cảm xúc của tác giả về đất nước và con người I-ta-li-a.

* Gợi ý trả lời:

1. Những đặc điểm cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn.

“Những khuôn cửa dấu yêu” là văn bản văn xuôi ngắn gọn, hàm súc.

– Tính trữ tình: Tác giả giãi bày, thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình về vẻ đẹp đất nước, con người I-ta-li-a qua việc người Ý rất yêu những khuôn cửa sổ.

– Cách biểu hiện tự do, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,… – Ngôn từ gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

2. Vẻ đẹp của đất nước và con người I-ta-li-a (Italia).

– Đất nước I-ta-li-a là một đất nước tươi đẹp và có những con người tinh tế. Theo tác giả, chiếc cửa sổ chính là tâm hồn, cá tính người chủ: những người yêu thiên nhiên sẽ trang trí cửa sổ đầy hoa, người yêu đá bóng thì lại treo đầy lá cờ của đội bóng lên cửa sổ, người lãng mạn lại trang trí rượu vang trên cửa, …

3. Những cảm xúc của tác giả về đất nước và con người I-ta-li-a.

– Tác giả thấu hiểu vẻ đẹp tâm hồn và cá tính riêng của những người I-ta-li-a thông qua việc họ trang trí khung cửa sổ nhà mình. Đồng thời tác giả cũng yêu và trân trọng vô cùng đất nước và con người I-ta-li-a.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.