Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp (Bài 5, Ngữ văn 10, tập 2, Cánh Diều)

bai-5-van-ban-nguyen-trai-cuoc-doi-va-su-nghiep-ngu-van-10-canh-dieu

Đọc hiểu văn bản:

Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp,

Tóm tắt.

Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất. Nguyễn Trãi đóng góp công lớn giúp Lê Lợi đánh bại quân Minh. Khi hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vì một số lý do, Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Khi được Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại ra giúp đời, giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu oan và phải chịu án “tru di tam tộc” (vụ án Lệ Chi viên). Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam. Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, ông còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,.. Thơ văn Nguyễn Trãi là cầu nối giữa xưa với nay, nối Việt Nam với nhân loại.

Chuẩn bị.

– Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XV và cuộc đời, sự nghiệp chính trị, văn hóa, văn học của Nguyễn Trãi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

– Xem lại các kiến thức đã được học về thơ văn Nguyễn Trãi ở Trung học cơ sở và bổ xung các thông tin mới tìm hiểu được về tác giả.

Trong khi đọc.

Câu 1. Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

– Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa.

– Ông giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

Câu 2. Chú ý những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bi kịch cuối đời ông

Trả lời:

– Những đóng góp của Nguyễn Trãi:

+ Khi hòa bình lập lại, ông đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

+ Mặc dù đã về quê ở ẩn nhưng khi được Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước.

– Bi kịch cuối đời Nguyễn Trãi:

+ Năm 1442, ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và chịu án “tru di tam tộc” (vụ án Lệ Chi viên)

Câu 3. Chú ý các lĩnh vực mà Nguyễn Trãi có đóng góp và các tác phẩm chính của ông.

Trả lời:

– Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, Nguyễn Trãi còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,…

– Các tác phẩm chính của ông:

+ Quân trung từ mệnh tập

+ Đại cáo bình Ngô

+ Phú núi Chí Linh

+ Lam Sơn thực lục

+ ……

Câu 4. Nguyễn Trãi có đóng góp như thế nào về văn hóa?

Trả lời:

– Nguyễn Trãi có công rất lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn ngay từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.

– Nguyễn Trãi có những kế hoạch mới mẻ về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành các quy chế về lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở,…

Câu 5. Những nội dung cơ bản của phần này là gì?

Trả lời:

– Những đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi về văn học có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc.

Câu 6. Câu nào nêu nhận xét khái quát về con người Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ văn.

Trả lời:

Câu nêu nhận xét khái quát là: Đó là con người chí hiếu, luôn canh cánh nỗi niềm chưa báo đáp công ơn sinh thành […] người bạn chí tình, qua bao thăng trầm, thành bại của cuộc đời, vẫn hẹn ước có buổi về lại nơi quê nhà, cùng bạn vác cuốc ra đồng trong một ngày xuân.

Câu 7. Bài viết đã dẫn ra những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

– Ngôn chí, bài 7 – Quốc âm thi tập.

– Tặng bạn (Tặng hữu nhân).

– Thuật hứng, bài 19 – Quốc âm thi tập.

– Mạn thuật, bài 6 – Quốc âm thi tập.

Câu 8. Phần này nêu vấn đề gì trong thơ văn Nguyễn Trãi?

Trả lời:

– Phần trên nêu lên vấn đề: Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam; ông có công lớn trong việc hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học.

Câu 9. Chú ý vị trí và đóng góp của hai tập thơ Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập.

Trả lời:

– Với Ức Trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.

Câu 10. Kết thúc văn bản, người viết khẳng định điều gì?

Trả lời:

– Kết thúc văn bản, người viết khẳng định được những công lao to lớn mà suốt cuộc đời Nguyễn Trãi đã đem lại để đóng góp cho sự nghiệp, cho cuộc đời của ông và cho đất nước.

Sau khi đọc.

Câu 1.

– Đọc kĩ văn bản, chia bố cục cho văn bản.

– Chú ý nội dung của mỗi phần.

Trả lời:

Văn bản gồm hai phần:

Phần I: Người anh hùng dân tộc: Khái quát về cuộc đời và những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước.

Phần II: Nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất: Những đóng góp và thành tựu của Nguyễn Trãi về văn hóa và văn học.

Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy xác định:

– Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi.

– Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng nào? Những sự kiện và dấu mốc này có liên quan như thế nào tới sự nghiệp văn học của ông?

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi:

– Là thời kì nước ta bị giặc Minh xâm lược, tuy nhiên, nhân dân ta vẫn anh hùng đứng lên đấu tranh và đem lại thắng lợi huy hoàng.

– Đất nước đã có sự thay đổi và phát triển về giáo dục: Đã bắt đầu có chính sách phát triển nhân tài và quan lại bằng khoa cử.

– Về văn hóa: Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

Những sự kiện và dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Trãi:

– Năm 1406: Nguyễn Trãi dâng lên vua Lê bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh).

– Năm 1428, sau khi cuộc khởi nghĩa toàn thắng, ông viết Bình Ngô đại cáo.

– Năm 1426, ông giúp Lê Lợi xây dựng đất nước về mặt văn hóa.

→ Những dấu mốc trên là tiền đề cho sự nghiệp văn học của ông.

Câu 3. Dựa trên cơ sở nào người viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”?

Trả lời:

– Ông để lại nhiều di sản trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,.. với nhiều tác phẩm có giá trị.

– Ông có nhiều tập thơ hay và nổi tiếng viết bằng cả chữ Hán và Nôm; các tác phẩm đều có hình ảnh và ngôn từ đặc sắc.

Câu 4. Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?

Trả lời:

Nội dung của thơ văn Nguyễn Trãi:

+ Thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa

+ Niềm suy tư về thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước

+ Khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh thái bình.

+ Con người Nguyễn Trãi được hiện lên trong thơ văn

+ Là một người có tinh thần yêu nước mạnh mẽ và tấm lòng thương dân da diết

+ Là người con trí hiếu

+ Là con người coi trọng tình nghĩa, gắn bó với quê hương, yêu thiên nhiên.

Câu 5. Những đóng góp to lớn nào về mặt nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi được nêu lên trong văn bản trên?

Trả lời:

– Biến những sự vật bình dị, dân dã, đời thường trở nên tự nhiên khi đi vào thơ, tạo nên những rung động thẩm mĩ.

– Thơ ông chứa đựng những chiêm nghiệm của chính bản thân ông về con người khi chứng kiến những nghịch cảnh éo le, bất công của xã hội.

– Là kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam

– Ông rất thành công trong các thể loại như: thơ chữ Nôm, phú,…

Câu 6. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gợi cho em những suy nghĩ, tình cảm gì?

Trả lời:

– Nguyễn Trãi là con người liêm khiết nhưng lại gặp nhiều oan trái, bất hạnh.

– Cuộc đời ông luôn đấu tranh cho đất nước và sự ấm no của nhân dân. (tư tưởng nhân đạo).

– Ông gửi gắm trong thơ văn của mình nhiều tư tưởng triết lý sâu sắc cùa giản dị.

– Ông thành công trên nhiều thể loại và nhiều lĩnh vực, là tấm gương về quan điểm mạnh dạn đổi mới sáng tạo.

→ Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc và đồng thời là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất.

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ – chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà.

Đoạn văn:

– Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm. Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.