Củng cố, mở rộng (Bài 8, Ngữ văn 6, tập 2, Kết nối tri thức)

bai-8-cung-co-mo-rong-ngu-van-6-ket-noi-tri-thuc

Củng cố, mở rộng.

Câu 1.

a. Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?

– Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú, đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình.

b. Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?

– Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.

Câu 2.

Những vấn đề cần xác định Đoạn (a) Đoạn (b)
Nội dung của đoạn văn Bố Ni-cô-la cho rằng không cần sự giúp đỡ gì từ người hàng xóm, nên đã ngắt lời câu trả lời của cậu bé. Quan điểm của tác giả về sự phân chia hai loại khác biệt trên cơ sở chứng kiến những gì đã diễn ra.
Mục đích của đoạn văn Kể chuyện Thuyết phục
Kiểu văn bản có chứa đoạn văn Văn bản văn học Văn bản nghị luận

Câu 3.

– Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) bức thiết của cuộc sống: chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức,… 1 tư tưởng đạo lí, 1 hiện tượng đời sống.

– Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:

“Xem người ta kìa!”: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.

“Hai loại khác biệt”: Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

Câu 4.

Những đề tài  phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là:

c. Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.

e. Vai trò của tình bạn.

Các đề tài này đều là những vấn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.