Bài thơ: Ngõ về

Ngõ về

Sóng xô cồn bãi lên cao
Mù khơi gió đẩy trăng vào hoang sơ
Ngõ về trời đất bơ vơ
Hồn cô tịch dựng bến bờ rã riêng

Từ Xuân Lãnh – 2003

(Trích tập thơ Mắt nghìn trùng, Từ Xuân Lãnh, NXB Văn nghệ, 2004)

“Cái triết của Đạo gia thường như nước chảy khe sâu, hẹp mà mạnh. Cái triết của Nho gia thường như sóng chạy trên biển khơi, mỏng mà thoáng. Cái triết của Phật gia thường như khói sương đầu núi, có mà không. Người có tâm hồn khiết tịnh ắt sẽ nhìn thấy khói sương. Người có chí dời non lấp bể ắt sẽ nhìn thấy sóng cuộn. Người có lòng nhân ắt sẽ nghe thấy tiếng nước chảy ra từ trong tầng sâu réo rắt”.

Đọc thơ của Từ Xuân Lãnh thì nhất định phải bình tâm. Bởi ý thơ thường đi về với chiều sâu triết lí ấy. Ông không phải là một Nho gia, không phải là một đạo gia, càng không phải là một triết gia. Ông không hành đạo để trở nên vẻ vang, không tu tập để trở thành kì vĩ, ông chọn cách lặn mình sâu trong thế giới bụi trần. Ông làm thơ, như một thú tiêu khiển, chỉ để được vui. Ông thích dùng biểu tượng có tính thiền. Cái thiền trong thơ Từ Xuân Lãnh không phải là cái thiền của hiện thể mà là cái thiền của ảo ảnh. Ông như vô tình để cho hình ảnh nó tan biến đi rồi vội vàng tìm kiếm lại nó trong một một thể thức khác. Và đôi khi, ông không thể thấy, không thể nghe, không thể cảm chính mình. Bởi thế, ông mới khổ đau, ông mới ưu phiền. Một góc chiều thôi mà nói được cả thế sự trần gian trùng trùng biến diễn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.