Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận – SGK Ngữ văn 7

luyen-tap-lap-luan-trong-van-giai-thich-11534-2

BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mối quan hệ giwuax bố cục và lập luận

1. Tìm hiểu văn bản Sgk.

Đọc lại văn bản “Tinh thần … dân ta” và xem sơ đồ Sgk.

Luận điểm đoạn trích trên là gì? Mục đích hướng tới của đ/ văn?

– Luận điểm xuất phát: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hết sức nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu.

– Luận điểm hướng tới: Cán bộ, Đảng viên phải làm thế nào để phát huy tinh thần yêu nước còn tiềm ẩn trong nhân dân.

*  Luận điểm xuất phát sẽ đóng vai trò là lí lẽ, luận điểm kết luận và là cái đích hướng tới.

Để đi đến mục đích đó, bài văn đã xây dựng bố cục như thế nào? Nội dung từng phần? à Bố cục gồm 3 phần:

Đặt vấn đề: 3 câu:

– Câu 1: Nêu vấn đề trực tiếp.

– Câu 2: Khẳng định giá trị của vấn đề.

– Câu 3: So sánh mở rộng sự biểu hiện trong các cuộc kháng chiến.

Giải quyết vấn đề: Chứng minh truyền thống yêu nước anh hùng của dân tộc ta trong lịch sử (8 câu).

– Luận điểm phụ 1: Lòng yêu nước ở quá khứ, dẫn ra các dẫn chứng.

– Luận điểm phụ 2: Lòng yêu nước trong hiện tại, dẫn chứng được đưa ra bằng cách liệt kê đủ các tầng lớp nhân dân.

Kết thúc vấn đề: Từ những nhận định trên, rút ra k/luận “bổn … ta”

2. Tìm hiểu phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

Dựa vào sơ đồ Sgk, hãy cho biết mối quan hệ giữa hàng ngang, hàng dọc là gì?

– Hàng ngang 1, theo quan hệ nhân – quả: Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn à Đó là truyền thống quý báu à Kết quả là có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

– Hàng ngang 2, theo quan hệ nhân – quả: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến  vĩ đại như Bà Trưng, … à Chúng ta phải ghi nhớ.

– Hàng ngang 3, theo quan hệ tổng – phân – hợp: Nhận định chung (tổng) à Dẫn chứng cụ thể (phân) à Kết luận (hợp).

– Hàng ngang 4, theo quan hệ tương đồng: Từ truyền thống à Bổn phận của chúng ta là cần phát huy lòng yêu nước. (kết luận)

* Gv: Đó là kết luận, là mục đích, là nhiệm vụ trước mắt. Nếu chỉ khẳng định dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, mà không dẫn tới kết luận đó thì chẳng cần nghị luận làm gì.

– Hàng dọc 1, suy luận tương đồng theo dòng thời gian: Truyền thống dân ta ngày trước à hôm nay à bổn phận chúng ta.

Em hãy cho biết vai trò của phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận? (Phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục trong bài văn nghị luận).

Bố cục bài văn nghị luận gồm mấy phần? Có các phương pháp lập luận nào? Mối quan hệ giữa chúng? (Ghi nhớ Sgk/31).

II.  Luyện tập.

 Đọc văn bản “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn”.

a) Tư tưởng: “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn”.

* Tư tưởng này được thể hiện ở các luận điểm nhỏ:

– Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

– Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

– Nếu không cố công luyện tập thì không thể có tiền đồ.

– Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

b) Bố cục gồm 3 phần:

– Phần 1: Nêu luận điểm xuất phát: “Cách học cho thành tài”.

– Phần 2: Để chứng minh cho luận điểm “Học cơ bản … tài lớn”, tác giả đã kể một câu chuyện (dẫn chứng) và từ câu chuyện rút ra k/luận.

+ Cách dạy vẽ của thầy Vê-rô-ki-ô.

+ Thành quả học vẽ của Đơ Vanh-xi.

– Phần 3: Nêu kết luận “Học cơ bản thật tốt thì mới thành công”, chỉ có người thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

* Cách lập luận:

– Phần 1: Quan hệ tương phản (nhiều người – ít người).

– Phần 2: Quan hệ nhân – quả (cố công luyện tập – mắt tinh, tay dẻo).

– Phần 3: Quan hệ nhân – quả (thầy giỏi – trò giỏi).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.