Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

I. Kết cấu của vawb bản thuyết minh

1. Khái niệm:

Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức, sắp xếp nội dung theo một trình tự nào đó

Kết cấu của văn bản thuyết minh phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh, mục đích thuyết minh, người tiếp nhận

2. Một số dạng kết cấu

a. Tìm hiểu ví dụ sách giáo khoa:

Văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn

– Đối tượng: hội thổi cơm thi (một lễ hội dân gian)

– Mục đích: giúp người đọc hình dung được địa điểm, thời gian, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội.

– Người tiếp nhận: mọi người.

+ Nội dung:

+ Thời gian: ngày 15/1 hàng năm

+ Địa điểm: làng Đồng Văn – xã Đồng Tháp- huyện Đan Phượng – Hà Tây

+ Diễn biến:
Thi nấu cơm: thủ tục bắt đầu lấy lửa, nấu cơm…
Chấm thi: tiêu chuẩn, cách chấm đảm bảo công bằng, chính xác.

+ Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân

c. Trình tự thuyết minh: theo thời gian

– Cơ sở của sự sắp xếp: tôn trọng sự thật cốt để người đọc/ nghe hình dung đầy đủ và mạch lạc một lễ hội thổi cơm thi ở đâu? Bao giờ? Và diễn ra ntn?

d. Các hình thức kết cấu chủ yếu: theo trình tự thời gian và diễn biến các sự việc

Văn bản: “Bưởi Phúc Trạch”

– Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch (một loại trái cây nổi tiếng)

-Mục đích: giúp người đọc cảm nhận được những giá trịcủa bưởi Phúc Trạch: hình dáng, cấu tạo, màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng

–  Nội dung:
+ Hình dáng bên ngoài
+ Vẻ ngon ành, hương vị bên trong
+ Sự hấp dẫn và sự bổ dưỡng
+ Danh tiếng

Trình tự thuyết minh: Sắp xếp theo các quan hệ kết hợp

– Trình tự không gian: từ ngoài vào trong

– Quan hệ logic: các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dãng, vỏ, múi, tép, màu sắc, hương vị, cảm giác

– Quan hệ nhân quả: giữa các ý: 1 -2; 3 – 4

Các dạng kết cấu:

– Theo trình tự thời gian

– Theo trình tự không gian

– Theo trình tự logic

– Theo trình tự hỗn hợp

* Ghi nhớ (SGK)

II. Luyện tập

1. Chọn hình thức kết cấu để thuyết minh cho bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng ) – Phạm Ngũ Lão

– Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể thơ, nội dung chính
– Thuyết minh giá trị nội dung của bài thơ: hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần, chí làm trai theo tinh thần Nho giáo (lập công và lập danh)
– Thuyết minh về giá trị nội dung: cô đọng, đạt tới độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian

2. Thuyết minh một di tích, thắng cảnh 

– Nội dung thuyết minh: về các mặt: vị trí, quang cảnh, di tích, sức hấp dẫn và giá trị của đối tượng thuyết minh để người đọc có thể hình dung như đã tới thăm di tích đó
– Có thể kết hợp cả không gian, thời gian

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.